Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.
  1. Giới thiệu chung
    • Tên đơn vị tiếp nhận hợp đồng tài trợ: ICCO – South East Asia and Pacific Regional Officer
    • Tên và chức vụ của người chịu trách nhiệm chính: Le Hien, Regional Officer for South East Asia & Pacific
    • Tên các đối tác tham gia vào Dự án:

* Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD)

* Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên (CORENARM)

  • Tên gọi của Dự án: “Tăng cường sự tham gia của Mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ở khu vực miền Trung trong tiến trình đàm phán và thực thi Hiệp định VPA-FLEGT”
  • Hợp đồng số: DCI-ENV/2013/314-949
  • Ngày bắt đầungày kết thúc của kỳ báo cáo: 1/4/2014 – 31/3/2015
  • Tên của quốc gia hoặc khu vực triển khai dự án: 04 tỉnh ở khu vực miền Trung, bao gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam
  • Nhóm người hưởng lợicuối cùng và/hoặc nhóm mục tiêu (nếu hai nhóm này khác nhau) (vui lòng cung cấp số lượng nam và nữ):

– Nhóm mục tiêu của dự án:

  • 120 tổ chức xã hội dân sự (CSOs) tại khu vực miền Trung, đặc biệt là tại 04 tỉnh triển khai dự án bao gồm các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tổ chức đoàn thể địa phương (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…); Tổ chức, thành viên Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản thành viên mạng lưới phi chính phủ VNGO-FLEGT;
  • 50 tổ chức cộng đồng (CBOs) gồm Nhóm hộ trồng rừng, nhóm quản lý bảo vệ rừng, nhóm cộng đồng hưởng lợi từ rừng và sống phụ thuộc vào rừng;
  • 150 cán bộ quản lý (các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã); Cán bộ làm việc liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp tại 04 tỉnh triển khai dự án và các trường và viện nghiên cứu có liên quan đến ngành Lâm nghiệp;

Nhóm hưởng lợi cuối cùng của dự án:

  • Nhóm cộng đồng, người dân sống phụ thuộc vào rừng, đặc biệt là người dân tộc thiểu số và phụ nữ ở khu vực miền Trung.
  • 200 Doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ nhỏ tại 04 tỉnh triển khai dự án;
    • Quốc gia triển khai các hoạt động dự án (nếu khác với điểm 1.7):
  1. Đánh giá công tác triển khai các hoạt động dự án
    • Tóm tắt hoạt động của dự án

Trong năm thứ nhất, Dự án FLEGT – Khu vực miền Trung đã triển khai hiệu quả các hoạt động nâng cao nhận thức và năng lực về VPA-FLEGT và các vấn đề liên quan đến LD, TLAS,… cho 85 Tổ chức xã hội dân sự, Thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT, các cơ quan quản lý ngành lâm nghiệp, chính quyền địa phương, 61 doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ, 06 nhóm cộng đồng chủ chốt và các cộng đồng, người dân sống phụ thuộc vào rừng với hơn 671 lượt người tham gia tại 08 huyện thuộc 04 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Thông qua các chương trình tập huấn nâng cao năng lực và giáo dục truyền thông đã giúp các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ tiếp cận, hiểu rõ và thay đổi hành vi nhằm có những chuẩn bị thích hợp cũng như để thực hiện tốt hơn hiệp định VPA-FLEGT sau khi được ký kết.

Bên cạnh đó, những phát hiện từ nghiên cứu hành động, hội thảo bàn tròn, tham vấn cộng đồng về FLEGT được thực hiện trong năm 2014 đã đóng góp vào việc cung cấp thông tin dữ liệu chính sách về FLEGT cho Tổng cục Lâm nghiệp, góp ý cho bản Dự thảo LD & TLAS và các chính sách lâm nghiệp liên quan phục vụ cho tiến trình đàm phán VPA-FLEGT giữa Chính phủ Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

Với việc triển khai mô hình quản trị rừng dựa vào cộng đồng hiệu quả tại thôn Tân Hối, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ góp phần cải thiện và nâng cao năng lực cho cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và cán bộ quản lý ngành lâm nghiệp. Qua đó một số bài học kinh nghiệm từ quản lý rừng cộng đồng được phân tích, tài liệu hóa và chia sẻ cho các thành viên mạng lưới và phấn đấu trong năm thứ hai sẽ trở thành mô hình điểm tham quan học tập của các cộng đồng khác tại 04 tỉnh ở khu vực miền Trung.

Đồng thời, việc xây dựng mạng lưới cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng tại 04 tỉnh triển khai dự án được thiết lập đã tạo một mạng lưới liên kết các nhóm cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, cùng chia sẻ thông tin về các mô hình và hoạt động quản lý rừng cộng đồng hiệu quả, kết hợp với tuyên truyền nâng cao nhận thức về tiến trình VPA-FLEGT.

Các chương trình/chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi về FLEGT đã được triển khai tại 04 huyện A Lưới, Hướng Hóa, Minh Hóa và Tây Giang cũng đã giúp các cán bộ ngành lâm nghiệp, người dân địa phương, cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng và các cơ sở chế biến gỗ có thêm kiến thức về VPA-FLEGT, về công tác quản lý và bảo vệ rừng, hạn chế tình trạng khai thác và kinh doanh gỗ trái phép, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tạo cơ sở đóng góp vào việc phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng người dân sống phụ thuộc vào rừng ở khu vực miền Trung Việt Nam.

Báo cáo này sẽ trình bày cụ thể các kết quả đạt được của các hợp phần Dự án FLEGT – Khu vực miền Trung trong năm thứ nhất cũng như tác động của dự án, kết quả đầu ra và một số bài học kinh.

Tải file đính kèm để xem thông tin chi tiết:

Báo cáo tiến độ Dự án FLEGT Năm 1_1.4.2015_Final

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x