Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Ngày 30/09/2015, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Thực thi Luật bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam: Một số phát hiện và khuyến nghị của các tổ chức xã hội” do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam), Tổ chức FORLAND phối hợp tổ chức. Tham dự và điều hành hội thảo có ông Phan Tùng Mậu – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Nguyễn Bá Ngãi – Tổng Cục phó Tổng cục Lâm nghiệp, cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp…

Ông Phan Tùng Mậu – Phó Chủ tịch LHHVN phát biểu khai mạc

Ông Phan Tùng Mậu – Phó Chủ tịch LHHVN phát biểu khai mạc

Tại buổi hội thảo các chuyên gia cho rằng: Cần phải đưa vào Luật Lâm nghiệp quy định cụ thể, rõ ràng về phương thức tổ chức, nghĩa vụ, quyền lợi của cộng đồng dân cư và hộ gia đình trong giao rừng, khoán bảo vệ rừng và hưởng lợi từ rừng. Bổ sung vào quan điểm, định hướng soạn thảo Luật Lâm nghiệp về vai trò rất quan trọng của cộng đồng dân cư và hộ dân trong công tác bảo vệ rừng. Vì hầu hết diện tích rừng nước ta hiện nay có chất lượng xấu, tỷ lệ diện tích rừng giàu và rừng trung bình còn lại rất ít, do đó chủ yếu là bảo vệ rừng và khoanh nuôi là chính. Trong công việc này sự tham gia của cộng đồng dân cư và hộ dân rất hiệu quả.

A2

Quang cảnh hội thảo

     Đồng thời, quy định cụ thể sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân trong các hoạt động lâm nghiệp để góp phần làm cho ngành Lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế, nhất là khi nước ta đã tham gia thực hiện các Hiệp ước quốc tế và thực hiện kinh tế thị trường. Đầu tư cho Lâm nghiệp nên đưa thành một Chương riêng, trong đó quy định các lĩnh vực đầu tư nào cho bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừngmà pháp luật không cấm để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia. Nên tạo thành chuỗi sản phẩm, vừa thu hút vốn, vừa thu hút lao động từ các hộ gia đình và cộng đồng dân cư địa phương.

A3

Ông Nguyễn Chí Thành – Chuyên gia về chính sách Lâm nghiệp

Trong Luật cũng cần đề cập sâu hơn về các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng để ứng phó với biến đổi khí hậu. Các hoạt động này đã được đề cập trong các Nghị quyết, chương trình, dự ánnhưng cần được quy định trong Luật Lâm nghiệp vì công việc ứng phó với biến đổi khí hậu chắc chắn còn lâu dài, rừng và ngành Lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt là vấn đề giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ứng phó với vấn đề nước biển dâng đang thực sự xảy ra.Đây cũng là một hoạt động sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư cho lâm nghiệp. Nếu có thể được thì nội dung này nên đưa thành một Mục trong Chương 3 “Quản lý các hoạt động lâm nghiệp”.

A4

Ông Lê Văn Lân cán bộ CRD – Điều phối viên Mạng lưới FORLAND

     Vấn đề mối quan hệ pháp lý giữa quyền sử dụng rừng và quyền sử dụng đất là 2 yếu tố không thể tách rời. Hiện nay, chính sách về vấn đề này chưa thống nhất nên đã hạn chế rất nhiều sự tham gia của các nhà đầu tư vào lâm nghiệp và cải thiện sinh kế của các hộ dân và cộng đồng dân cư được giao rừng. Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ là đơn vị sự nghiệp công, muốn khai thác sử dụng các giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp của rừng nhưng không có vốn đầu tư và không có tư cách pháp lý để kinh doanh, cần có nhà đầu tư liên kết, nhưng các nhà đầu tư muốn làm ăn lâu dài và vay vốn ngân hàng thì lại gặp trở ngại về quyền sử dụng đất.

      Kết thúc hội thảo, các đại biểu hầu như nhất trí và đồng tình với các nội dung được trình bày trong đề xuất lập Dự án Luật Lâm nghiệp thay thế Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004) của Bộ NN&PTNT.  Các nội dung trong bản Thuyết minh đã bao quát và thể hiện đầy đủ bối cảnh của ngành Lâm nghiệp dưới tác động của Luật BV&PTR(2004) trong những năm qua. Các đại biểu cũng yêu cầu Ban soạn thảo cần xem xét, bổ sung những ý kiến tâm huyết chưa có trong Dự thảo của Luật Lâm nghiệp tại hội thảo này để hoàn chỉnh, sớm có một Luật mới về ngành Lâm nghiệp có thể đáp ứng tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

Tác giả bài viết: P.V
Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x