Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Tên dự án GIẢM PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI (LGBT)
Chức danh Tập huấn viên về Đa dạng tính dục và xây dựng môi trường thân thiện với người đồng tính, song tính và chuyển giới (“LGBT”)
Tổ chức điều phối Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD)
Địa điểm thực hiện Thừa Thiên Huế, Quảng Trị
Thời gian thực hiện Tháng 11/2018

 15

  1. Giới thiệu:

Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD), trường Đại học Nông Lâm Huế đang triển khai Dự án Giảm phân biệt đối xử và tăng cường sự tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT)” do Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada (DFATD)tài trợ với các mục tiêu như sau:

  • Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ của phụ huynh và giáo viên về các vấn đề liên quan đến LGBT
  • Mục tiêu 2: Tăng cường sự hiện diện và tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên LGBT
  • Mục tiêu 3: Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về quyền và sự tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên LGBT

Để đạt được mục tiêu 1, dự án sẽ tổ chức 2 lớp tập huấn (1 lớp cho phụ huynh và 1 lớp cho giáo viên) về “Đa dạng tính dục và xây dựng môi trường thân thiện với người đồng tính, song tính và chuyển giới”.CRD đang tìm kiếm 1 tư vấn có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện 2 lớp tập huấn này.

  1. Mục tiêu:

Sau 01 ngày tham gia khóa học, các học viên có thể:

  • Hiểu rõ các khái niệm cơ bản về đồng tính, song tính và chuyển giới, các từ ngữ và hành vi biểu đạt sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến giới và tính dục trong gia đình, nhà trường và cộng đồng;
  • Biết được các cách ngăn chặn, can thiệp và hỗ trợ khi chứng kiến trẻ em/thanh thiếu niên LGBT bị kỳ thị/phân biệt đối xử/bắt nạt ở nhà trường và cộng đồng, hỗ trợ giải quyết tình huống và tư vấn tâm lýcho học sinh/con em
  • Nắm được thông tin về Hội PFLAG Việt Nam và các hoạt động của Hội
  1. Đối tượng:
  • Giáo viên/cán bộ nhân viên nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, Giáo viên Thể dục, Giáo viên sinh học.
  • Phụ huynh/người nhà của trẻ em/thanh thiếu niên LGBT trên địa bàn; hội trưởng hội phụ huynh các lớp; các phụ huynh quan tâm
  1. Phương pháp tập huấn

Sử dụng phương pháp có sự tham gia lấy tham dự viên làm trung tâm; tập huấn viên/người điều phối đóng vai trò là người chia sẻ kiến thức/kinh nghiệm, điều phối thảo luận nhóm/thảo luận chung; lồng ghép các hoạt động tương tác, chia sẻ vào trong khung chương trình tập huấn

  1. Công việc
  • Thiết kế/biên soạn chương trình, nội dung và tài liệu tập huấn
  • Thiết kế phiếu đánh giá đầu vào và đầu ra tập huấn
  • Triển khai 2 lớp tập huấn tại Thừa Thiên Huế và Quảng Trị (1 ngày/lớp)
  • Tổng hợp thông tin và viết báo cáo sau tập huấn
  1. Sản phẩm mong đợi
  • Chương trình 1 ngày tập huấn
  • Phiếu đánh giá trước và sau tập huấn
  • 1 bộ tài liệu tập huấn
  • 1 báo cáo tập huấn
  • Các nội dung tập huấn cần tập trung vào:
  • Khảo sát Mức độ thân thiện tại trường học và cộng đồng và ấn tượng về người LGBT;
  • Chùm khái niệm cơ bản về LGBT(Q);
  • Các quan điểm sai lầm;
  • Bắt nạt, phân biệt đối xử và kỳ thị trên cơ sở giới
  • Cẩm nang những điều nên làm cho giáo viên nhằm ngăn chặn kỳ thị và phân biệt đối xử
  • Cách can thiệp khi xảy ra bắt nạt, hỗ trợ giải quyết tình huống, tư vấn tâm lý;
  • Các ý tưởng xây dựng môi trường trường học/cộng đồng thân thiện với trẻ em và thanh thiếu niên LGBT;
  • Giới thiệu về PFLAG Việt Nam

Mời quý vị xem chi tiết tại đây: TOR tap huan LGBT

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x