Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Được sự tài trợ của Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam và Tổ chức ICCO (Hà Lan), Ngày 19 tháng 8 năm 2014, Dự án FLEGT – Khu vực miền Trung phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Nam và Ủy ban nhân dân huyện Tây Giang tổ chức Hội thảo bàn tròn “Chương trình Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT)” tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Hoạt động này nằm trong chuổi 04 hoạt động Hội thảo bản tròn về chương trình FLEGT. Mục tiêu chính của Hội thảo nhằm: Giới thiệu về Dự án FLEGT – Khu vực miền Trung; Thông tin về tiến trình đàm phán và thực thi Hiệp định đối tác tự nguyện về chương trình FLEGT (gọi tắt là VPA/FLEGT) và quan trọng nhất là việc thu thậpthông tin của các bên liên quan về chương trình FLEGT để cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách phục vụ cho tiến trình đàm phán và thực hiện VPA/FLEGT. Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Ông Nguyễn Văn Diệu – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Quảng Nam chia sẻ: “Quảng Nam là một tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên rừng và đất rừng. Trong những năm qua, Quảng Nam đã tiến hành quy hoạch và hình thành những vùng rừng kinh tế tập trung trồng cây nguyên liệu như keo lai, cao su,… ở các huyện miền núi, không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân địa phương mà còn đáp ứng nhu cầu cây nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển”. 

 

112

Ông Nguyễn Quang Diệu phát biểu tại hội thảo – Phó CT Liên hiệp Hội KH&T tỉnh Quảng Nam

Thông qua Hội thảo, Ông Trương Sĩ Hoài Nhân – Giám đốc Dự án FLEGTcùng cán bộ tư vấn của Dự án FLEGT đã cung cấp đến các đại biểu những thông tin về “Dự án FLEGT – Khu vực miền Trung” cũng như thông tin về “Tiến trình Đàm phán hiệp định VPA/FLEGT giữa EU với Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện chương trình thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT)”. Nhằm thảo luận để thu thập thông tin, ý kiến của các đại biểu về nội dung: “Làm thế nào để góp phần thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và lợi ích khi tham gia Hiệp định này”, Ban tổ chứcđã chia đại biểu thành 04 nhóm, bao gồm: (1) Nhóm hộ trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng; (2) Cơ sở gia công chế biến gỗ; (3) Cơ quan Kiểm lâm và (4) Tổ chức xã hội dân sự. Dự án FLEGT đã tổng hợp một số ý kiến trao đổi của các đại biểu như sau: Nhóm hộ trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng nhận định: Trong quá trình khai thác rừng trồng, doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ hoàn thiện các hồ sơ thủ tục về việc mua bán gỗ, giữa người dân trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ chỉ có hợp đồng thỏa thuận mua bán nên sau khi bán gỗ người dân trồng rừng không có hồ sơ lưu lại để xác minh nguồn gốc gỗ. Đây là một trong những khó khăn đối với hộ trồng rừng khi có yêu cầu chứng minh nguồn gốc gỗ khai thác hợp pháp. Nhóm cơ sở gia công chế biến gỗ chia sẻ:“Trên địa bàn huyện không có doanh nghiệp chế biến gỗ lớn hoặc xưởng cưa mà chỉ có cơ sở gia công hàng mộc dân dụng cung cấp các sản phẩm mộc dân dụng cho người dân địa phương. Một số vấn đề khó khăn được nhóm nêu ra: Trên địa bàn huyện hầu như các cơ sở gia công chế biến hàng mộckhông được cấp giấy phép kinh doanh chế biến gỗ. Gỗ được mua chủ yếu từ người dân nên hầu như không có hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp” do vậy  khi các cơ quan quản lý thị trường và cơ quan Kiểm lâm đến kiểm tra nếu không xuất trình được hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp  sẽ bị tịch thu gỗ và xử phạt. Thông qua Hội thảo lần này, các cơ sở này mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn các thủ tục đảm bảo xác minh nguồn gốc gỗ. Ý kiến của nhóm cơ quan Kiểm lâm về một số vấn đề khó khăn trong khâu kiểm tra vận chuyển gỗ rừng trồng: Bảng kê lâm sản đã có mẫu sẵn nhưng không phải ai cũng có thể lập được, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi.Do vậy, khi kiểm tra giấy tờ trong lưu thông thì ngoài kiểm tra bảng kê lâm sản còn phải kiểm tra hồ sơ khai thác rừng trồng mới đảm bảo tính chính xác nên khó khăn cho cán bộ kiểm tra. Một số địa phương vùng trung du diện tích rừng lớn, nhu cầu xác nhận nguồn gốc lâm sản của người dân nhiều nên gây áp lực đối với cán bộ Kiểm lâm địa bàn về việc xác nhận nguồn gốc lâm sản. Các tổ chức xã hội dân sự chia sẻ:“Là một cơ quan cầu nối giữa chính quyền và người dân địa phương, để cung cấp thông tin cho cộng đồng Dự án FLEGT phảixây dựng kế hoạch truyền thông phù hợp và tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi về tiến trình đàm phán và thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT.

Căn cứ vào những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự Hội thảo, Dự án FLEGT sẽ tổng hợp các đề xuất, kiến nghịvà gửi đến Tổng cục Lâm nghiệp để đóng góp choDự thảo về tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định VPA/FLEGT giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Chính phủ Việt Nam vào tháng 10/2014.

                                                                                    Thực hiện: Dự án FLEGT

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x