Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD) được tài trợ bởi Quỹ sáng kiến khí hậu Quốc tế (IKI) thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế CHLB Đức (GIZ) để thực hiện dự án “Nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Trung Việt Nam” tại xã A Roàng và xã Hồng Thượng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu chung của dự án là đa dạng sinh kế thông qua các thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở miền Trung Việt Nam.

Bên cạnh những hợp phần liên quan đến hoạt động, dự án còn có hợp phần xây dựng năng lực cho cán bộ của Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung thông qua 3 khóa tập huấn: (1) Kỹ năng viết đề xuất dự án nghiên cứu; (2) Kỹ năng viết bài báo khoa học; và (3) Truyền thông gây quỹ.

Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của dự án, CRD sẽ tiến hành khóa tập huấn đầu tiên về “Kỹ năng viết đề xuất dự án nghiên cứu và bài báo khoa học”. CRD cần tuyển dụng tư vấn có kinh nghiệm và năng lực để thực hiện khóa tập huấn nêu trên.

+ Thời gian thực hiện: Từ 20 tháng 12 năm 2023 đến ngày 30 tháng 01 năm 2024

+ Thời hạn nộp hồ sơ: Từ 12-18 tháng 12 năm 2023

+ Địa điểm thực hiện: Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD)

1. Mục tiêu của hoạt động

Nâng cao năng lực về viết đề xuất dự án nghiên cứu và bài báo khoa học cho cán bộ CRD, cùng các cán bộ của Trường đại học Nông lâm Huế-Đại học Huế.

Sau khi kết thúc 02 khóa học:

– Ít nhất 90% học viên hiểu rõ được các nội dung: i) bố cục, các thức xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng mục tiêu nghiên cứu, xác định được những khoảng trống về mặt lý thuyết, cách thức xây dựng phương pháp nghiên cứu, các kết quả dự kiến và lập kế hoạch tiến hành nghiên cứu; ii) hiểu được các nội dung của bài báo khoa học, cách trình bày, bố cục và nội dung của bài báo khoa học.

– Ít nhất 75% học viên có thể áp dụng những kiến thức từ khóa tập huấn trong việc: xây dựng các đề xuất dự án nghiên cứu; và viết các bài báo khoa học xuất bản trên các tạp chí khoa học trong thời gian tới.

2. Nhiệm vụ của tư vấn

Để thực hiện có hiệu quả và đạt được các mục tiêu nên trên, tư vấn cần thực hiện các công việc sau:

– Xây dựng chương trình tập huấn: thời lượng của mỗi khóa tập huấn là 2 ngày, ứng với mỗi nội dung tập huấn cần thể hiện: mốc thời gian, phương pháp thực hiện và người chịu trách chính.

– Biên soạn tài liệu tập huấn:

– Đối với nội dung tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án nghiên cứu: khuyến khích tư vấn tham khảo các mẫu đề xuất nghiên cứu (research grant proposal template) của các tổ chức Quốc tế đã từng và sẽ tài trợ cho cán bộ nghiên cứu của Việt Nam. Các nội dung chính cần thực hiện trong tập huấn về viết đề xuất dự án nghiên cứu bao gồm: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu; (2) Những khoảng trống (gaps) về mặt khoa học liên quan vấn đề nghiên cứu đã được xác định; (3) Mục tiêu nghiên cứu; (4) Câu hỏi nghiên cứu; (5) Giả thuyết nghiên cứu; (6) Kết quả mong đợi từ nghiên cứu; (7) Thiết kế nghiên cứu; và (8) Kế hoạch nghiên cứu.

– Đối với nội dung tập huấn kỹ năng viết bài báo khoa học: nội dung tập huấn cần trọng tâm vào cách thức bố cục bài báo để đảm bảo tính logic trong khoa học, cách thức xác định vấn đề, trình bày mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo luận. Tài liệu tập huấn phải bao quát đầy đủ nội dung tập huấn đã được xây dựng và thống nhất giữa tư vấn và dự án. Với mỗi nội dung được đề cập đến trong khóa tập huấn cần có ví dụ cụ thể để học viên có thể áp dụng sau khi kết thúc khóa tập huấn.

– Tiến hành tập huấn: mỗi khóa tập huấn diễn ra trong 02 ngày, tư vấn cần xây dựng phiếu đánh giá đầu vào và đầu ra của khóa tập huấn để làm cơ sở cho việc viết báo cáo tập huấn.

– Viết báo cáo tập huấn: tư vấn gửi báo cáo tập huấn trong vòng 03 ngày sau khi kết thúc khóa tập huấn thứ hai. Nội dung báo cáo tập huấn cần nêu rõ đối tượng tham gia tập huấn, phương pháp tiến hành tập huấn, những kết quả đạt được và đánh giá của khóa tập huấn.

Tất cả các chương trình và tài liệu của 02 tập huấn cần gửi đến dự án trước khi tiến hành tập huấn để góp ý và hoàn thiện.

 3. Sản phẩm giao nộp

– 02 chương trình tập huấn về: kỹ năng viết đề xuẩt dự án nghiên cứu và kỹ năng viết bài báo khoa học;

– 02 tài liệu tập huấn với nội dung: kỹ năng viết đề xuẩt dự án nghiên cứu và kỹ năng viết bài báo khoa học (bằng Microsoft Word);

– 02 bài giảng trình chiếu được sử dụng trong quá trình tập huấn (bản Powerpoint) về: kỹ năng viết đề xuẩt dự án nghiên cứu và kỹ năng viết bài báo khoa học;

– Ảnh chụp hoạt động của 02 khóa tập huấn;

4. Yêu cầu đối với tư vấn

– Có bằng cấp tiến sỹ liên quan đến ngành nông nghiệp, quản lý tài nguyên rừng và phát triển nông thôn, ưu tiên những ứng viên đã có học hàm giáo sư, phó giáo sư.

– Có kinh nghiệm tiến hành ít nhất 01 khóa tập huấn với các nội dung tương tự liên quan đến kỹ năng viết đề xuất dự án nghiên cứu và bài báo khoa học (Yêu cầu ghi rõ kinh nghiệm trong lý lịch của tư vấn).

– Chủ trì ít nhất 01 dự án nghiên cứu do các tổ chức Quốc tế tài trợ

5. Phí tư vấn

CRD sẽ thỏa thuận với tư vấn về mức phí sau khi hồ sơ dự tuyển của tư vấn được CRD xét duyệt và lựa chọn. Định mức và tổng kinh phí tư vấn không vượt quá ngân sách được nhà tài trợ phê duyệt.

6. Hồ sơ dự tuyển

  • Thư bày tỏ sự quan tâm
  • Lý lịch khoa học (CV) của tư vấn
  • Đề xuất mức phí tư vấn

Hồ sơ nộp đến Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung trước 18:00 ngày 18/11/2023 theo địa chỉ email: office@crdvietnam.org; Điện thoại: 0234 3529749; Số máy lẻ: (0)

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Bà: Lê Thị Minh Hải, cán bộ hành chính Trung tâm PTNT miền Trung

Thông tin chi tiết vui lòng xem tại TOR tuyển dụng.