Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

1. GIỚI THIỆU

 Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD) đang thực hiện dự án “Nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Trung Việt Nam” tại xã A Roàng và xã Hồng Thượng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án do Quỹ sáng kiến khí hậu Quốc tế (IKI) tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế CHLB Đức (GIZ). Mục tiêu chung của dự án là đa dạng sinh kế thông qua các thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở miền Trung Việt Nam. Các kết quả mong đợi bao gồm:

  • Kết quả 1: Đồng bào DTTS nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu và các thực hành CSA phù hợp.
  • Kết quả 2: Các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu được thí điểm và nhân rộng để tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Kết quả 3: Chuỗi giá trị sản phẩm của các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu được kết nối với thị trường.
  • Kết quả 4: Mối quan tâm của cộng đồng đối với bảo vệ môi trường, thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tăng lên.

Để đạt kết quả 2 của dự án, Trung tâm đang triển khai mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong khuôn khổ hoạt động này, Trung tâm cần tuyển 01 tư vấn có kinh nghiệm và năng lực để tiến hành tập huấn cho các hộ hưởng lợi của dự án theo phương pháp lớp học tại đồng ruộng (FFS) về “Kỹ thuật chăn nuôi thông minh thích ứng với BĐKH”.

2. PHẠM VI CÔNG VIỆC

2.1. Mục tiêu của hoạt động:

Trang bị kiến thức kỹ thuật về kỹ thuật chăn lợn và bò thông minh thích ứng với BĐKH cho các hộ hưởng lợi vùng dự án.

Sau khi kết thúc khóa học:

– Ít nhất 90% học viên hiểu rõ được các kỹ thuật chăn nuôi lợn và bò thông minh thích ứng với BĐKH.

– Ít nhất 80% học viên có thể áp dụng những kiến thức từ khóa tập huấn vào thực tế sản xuất.

2.2. Đối tượng, nội dung và thời gian

– Đối tượng tập huấn: là người dân tộc, ở độ tuổi trên 30 và có trình độ văn hoá khá hạn chế.

– Số lượng: 25 người/lớp x 2 lớp

– Nội dung tập huấn: 1) kỹ thuật xử lý chất thải trong chăn nuôi; 2) kỹ thuật chế biến các nguồn thức sẵn có tạo địa phương; 3) kỹ thuật xây dựng/cải tạo chuồng trại thích ứng với biến đổi khí hậu .

– Thời lượng: 3 ngày/lớp, chủ yếu là hướng dẫn thực hành

2.3. Phương pháp và tài liệu

– Phương pháp: Phương pháp tập huấn có sự tham gia, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Cụ thể, giới thiệu kỹ thuật tại phòng học và thực hành tại các hộ mô hình.

– Tài liệu tập huấn: từ tài liệu do dự án cung cấp, tư vấn biên tập lại tài liệu để trình bày Powerpoint và tài liệu tóm tắt các điểm quan trọng để áp dụng sau này (cở chữ 14, không quá 10 trang). Tài liệu trình bày đơn giản, rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phổ thông, hạn chế tối đa sử dụng ngồn ngữ hàn lâm và tránh sử dụng tiếng nước ngoài.

3. NHIỆM VỤ CỦA TƯ VẤN

– Xây dựng chương trình tập huấn phải thể hiện cụ thể về: thời gian, nội dung, phương pháp và người thực hiện tập huấn;

– Biên soạn tài liệu tập huấn: mỗi lớp tập huấn gồm 02 tài liệu bài trình bày Powerpoint và Tóm tắt bản word

– Phát triển phiếu đánh giá học viên trước và sau khi tập huấn để đánh giá đầu vào và kết quả lớp tập huấn. hực hiện tập huấn tại địa bàn dự án

– Viết báo cáo Kết quả lớp tập huấn. Nội dung cơ bản của báo cáo bao gồm: Thời gian, địa điểm thực hiện tập huấn; đối tượng tập huấn theo giới tính; Nội dung tập huấn; Phương pháp tập huấn; Kết quả tập huấn (tổng hợp từ phiếu đánh giá); Đề xuất, kiến nghị để thực hiện tốt hơn lớp tập huấn tương tự sau này.

4. YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC CỦA TƯ VẤN

– Có trình độ đại học trở lên về: chăn nuôi, thú ý hoặc các chuyên ngành khác liên quan đến hoạt động này.

– Có kinh nghiệm về lĩnh vực chăn nuôi lợn, bò thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Đã thực hiện ít nhất 03 lớp tập huấn tương tự về chăn nuôi lợn, bò cho đối tượng là người dân tộc thiểu số.

– Có kinh nghiệm làm việc ở vùng núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

5. CÁCH NỘP HỒ SƠ

– Thư bày tỏ sự quan tâm

– Lý lịch khoa học (CV) của tư vấn

– Kế hoạch thực hiện (theo mẫu đính kèm)

– Đề xuất mức phí tư vấn

Hồ sơ nộp đến Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung trước 17h00 ngày 19/7/2024 theo địa chỉ email: office@crdvietnam.org;

Mọi thông  tin chi tiết, vui lòng liên hệ Bà Lê Thị Minh Hải theo số điện thoại: 0234 3529749 (số máy lẻ: 0) và email: hailtm@crdvietnam.org

Thông tin tuyển dụng chi tiết xem tại đây.