Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là những quốc gia ven biển, quốc đảo nhỏ là những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

hj

Sáng 11.5, tại TP.HCM diễn ra hội nghị của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) khu vực châu Á – Thái Bình Dương với chủ đề “Ứng phó với biến đổi khí hậu – hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững“.

Dự hội nghị có ông Saber Chowdhury IPU; ông Martin Chungong, Tổng thư ký IPU. Phía chủ nhà Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Đỗ Bá Tỵ; Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng nhiều lãnh đạo các bộ ngành.

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là những quốc gia ven biển, quốc đảo nhỏ là những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đến cuối thế kỉ 21, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị ngập nước, khoảng 10 – 12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất khoảng 10% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Đặc biệt TP.HCM là địa phương sẽ bị ngập trên 20% diện tích.

“Trái đất là ngôi nhà chung nên chúng ta cần phải tăng cường sự đoàn kết, phối hợp hành động một cách có trách nhiệm để giữ gìn hành tinh xanh cho thế hệ tương lai. Đó chính là mục tiêu phát triển bền vững mà các quốc gia đã thống nhất tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9.2015”, bà Ngân nói.

Ông Saber Chowdhury cũng cho rằng nếu không có mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai thì toàn bộ người dân thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Vừa qua thế giới thực hiện việc thúc đẩy Mục tiêu Thiên niên kỷ trong đó có giảm thiểu biến đổi khí hậu, nhưng thiên tai vẫn diễn ra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

“Thống kế 48 năm qua, 88% người dân trên thế giới ảnh hưởng bởi thiên tai nằm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hơn 2 triệu người chết vì thiên tai cũng nằm ở khu vực này”, ông Saber Chowdhury nói.

Theo ông Saber Chowdhury, mối quan tâm hàng đầu trong lúc này của thế giới là việc khắc phục thiên tai, trong đó có chiến lược tập trung cho phụ nữ, trẻ em có thể khắc phục, vượt qua thiên tai.

Ông Saber Chowdhury khẳng định hội nghị này không chỉ có ý nghĩa đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà rất quan trọng đối với thế giới.

Theo Thanhnien.vn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x