Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Vừa qua, báo Thừa Thiên Huế đưa tin về Cơ sở sản xuất nấm xã Phong Mỹ (Phong Điền) thành lập từ năm 2008 đã trở thành địa chỉ tin cậy, giúp cho nạn nhân bom mìn, người khuyết tật ở địa phương có việc làm ổn định.

Trồng nấm giúp người khó khăn, khuyết tật có việc làm, thu nhập ổn định

Được sự hỗ trợ của Cộng hòa Séc, năm 2008, xã Phong Mỹ hình thành cơ sở sản xuất nấm với trang thiết bị, nhà xưởng, nhà ủ men, văn phòng làm việc trên diện tích hơn 2000m2, nhằm mục tiêu giúp mọi người khuyết tật và hoàn cảnh khó khăn hòa nhập xã hội. Những ngày đầu, cơ sở thu hút gần 20 người tham gia. Hầu hết trong số này đều được hỗ trợ đào tạo, tập huấn nghề làm nấm tập trung tại nhà xưởng và nghề chổi đót. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, ngay năm đầu tiên, sản phẩm nấm sò được trồng thành công. Thấy hiệu quả, cơ sở bắt đầu nhân rộng các chủng loại, như nấm rơm, nấm meo… Năm 2013, Ban chủ nhiệm cơ sở tiếp cận kỹ thuật nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, mạnh dạn thử nghiệm sản xuất nấm linh chi và mang lại kết quả tích cực.

Thành công của cơ sở một phần là nhờ ban chủ nhiệm quản lý chặt chẽ, năng động nhạy bén tìm hiểu thông tin, nắm bắt nâng cao kỹ thuật trồng, phòng trừ dịch bệnh, tận tình bắt tay chỉ việc cho người lao động. Từ ngày đi vào hoạt động đến nay, cơ sở đã sản xuất gần 76 nghìn kg nấm sò các loại, doanh thu đạt gần 1,8 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thiện, người quản lý cơ sở sản xuất nấm Phong Mỹ cho biết: “Sản phẩm nấm của chúng tôi đều đã được đặt hàng trước. Giá cả cũng theo thị trường, nhưng chưa bao giờ ế hàng. Hiện tại, cơ sở giải quyết việc làm cho hơn 15 lao động là người khuyết tật, sức khỏe không bình thường, mỗi tháng thu nhập khoảng 1,8 – 2 triệu đồng/người. Ngoài ra, họ còn được trả thêm tiền công đối với một số công đoạn làm thêm khác như hái nấm, cấy meo vào bịch… Nguồn thu này chưa lớn nhưng tạo cho người khuyết tật có điều kiện cải thiện cuộc sống”.

Chị Phạm Thị Xuyên, một công nhân gắn bó với cơ sở sản xuất nấm Phong Mỹ từ mấy năm nay chia sẻ: “Do sức khỏe yếu, trước đây cuộc sống gia đình bấp bênh vì phụ thuộc vào nguồn thu nhập chính của chồng làm thợ nề. Gần đây được tham gia vào xưởng sản xuất nấm Phong Mỹ, tôi có được nguồn thu nhập hàng tháng ổn định, đã giảm áp lực kinh tế gia đình”. Không chỉ chị Xuyên mà nhiều người làm việc tại xưởng sản xuất nấm xã Phong Mỹ đều phấn khởi vì được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khỏe để vừa cải thiện một phần đáng kể kinh tế cho gia đình, vừa là nơi sinh hoạt, giao lưu gắn bó hằng ngày của các anh chị em.

Mời quý vị đọc tiếp tại đây:

Xem tại đây: http://baothuathienhue.vn/cay-nam-o-phong-my-a15065.html

Bài, ảnh: Hoài Thương (Báo Thừa Thiên Huế)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x