Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Trẻ em bị lạm dụng lao động sớm tạo ra của cải vật chất ít nhưng hệ lụy của tình trạng này để lại cho sự thiệt thòi về thể chất, trí tuệ, tâm lý của bản thân các em và gia đình là rất lớn. Do đó, ngày 19.3, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD), Đại học Nông Lâm Huế đã tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ (CLB) trẻ em nòng cốt tại THCS Thượng Nhật (Nam Đông, Thừa Thiên Huế) chủ đề “Tình trạng lạm dụng lao động trẻ em tại địa phương”.

  Việt Nam hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em

Phần lớn lao động trẻ em tại Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và là lao động hộ gia đình không hưởng lương. Thông tin được đưa ra tại Hội thảo tư vấn xây dựng pháp luật về lao động trẻ em do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức, ngày 21/3/2018.

Là một địa bàn miền núi, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên xã Thượng Nhật cũng xảy ra tình trạng một số trường hợp sớm phải nghỉ học để đi làm. Trong khi đó, trẻ em khi phải lao động sớm dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, xâm hại, bóc lột ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần.
Tham gia buổi sinh hoạt, 20 học sinh là thành viên của CLB đã được cùng chia sẻ, đưa ra những ví dụ cụ thể về tình trạng lạm dụng sức lao động tại địa phương đồng thời được hướng dẫn biện pháp để tự bảo vệ, tránh bị lạm dụng khỏi vấn nạn này.

Các thành viên CLB được chia sẻ về cách tự bảo vệ trước báo lột và lạm dụng sức lao động ở trẻ em


Đây là lần đầu tiên, CLB trẻ em tại xã Thượng Nhật sinh hoạt theo chủ đề do các em trong thành viên tự lựa chọn từ tình tình thực tế đang nhức nhối và cấp thiết tại địa phương.

Bảo Hòa