Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

 

“Tháng Mười Hà Nội! Thời điểm đẹp nhất trong năm để ghé thăm Hà Nội đấy.” Chị Gấm, một người bạn tại Hội đồng Anh đã nói như vậy khi tôi đến đây. Và thực tế quả…đúng như vậy. Nhưng đừng hiểu lầm, không phải là thời tiết đâu, mà chính là nhiệt huyết và những dấu hiệu rõ rệt về sự phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.

Bốn ngày với một loạt các cuộc gặp gỡ, tham quan và thuyết trình, tôi đã được nghe và chứng kiến nhiều hơn về những gì đang diễn ra trong công tác vận động chính sách. Tôi còn được gặp những người trực tiếp tham gia vào công việc hỗ trợ các doanh nhân xã hội, giúp họ biến ý tưởng thành hiện thực và giúp các doanh nghiệp xã hội nâng cao ảnh hưởng của mình với xã hội và phát triển bền vững thông qua hoạt động kinh doanh.

Các thông điệp như “Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp” hay “Doanh nghiệp xã hội có tầm vóc lớn hơn nhiều khái niệm Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR)” đã được lan truyền hiệu quả. Có rất nhiều người đang đồng hành và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xã hội này như bà Phạm Kiều Oanh và các đồng nghiệp của bà tại Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cồng đồng (CSIP).

Và không thể không nói đến Hội đồng Anh Việt Nam, tổ chức đã và đang đầu tư rất hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam với sự tài trợ của công ty TNHH DIAGEO Việt Nam.

Doanh nghiệp xã hội - hướng đi để phát triển bền vững
Doanh nghiệp xã hội – hướng đi để phát triển bền vững

Quan trọng hơn, số lượng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam ngày càng nhiều, cơ hội dành cho các doanh nhân xã hội mới ngày càng lớn và tiềm năng để nhiều doanh nghiệp hiện tại chuyển đổi thành doanh nghiệp ngày càng rõ rệt hơn. Trong buổi diễn thuyết của tôi dành cho các giảng viên đại học và gần 400 sinh viên, tôi nhận thấy mối quan tâm chung của các bạn Việt Nam về các vấn đề môi trường và xã hội thông qua các mô hình kinh doanh. Nhận thức về vai trò của doanh nghiệp xã hội là phương tiện mang đến thay đổi lớn đang ngày càng được đón nhận.

Tôi cũng rất vui khi có cơ hội đến thăm một số doanh nghiệp xã hội xuất sắc và gặp gỡ những nhà sáng lập nhiệt huyết. Mô hình đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn trong môi trường làm việc thực tế đã rất thành công tại Hà Nội và hiện đang được nhân rộng đến các địa phương khác ở Việt Nam. Khi tới thăm KOTO, tôi đã được đón tiếp chu đáo bởi những bạn trẻ ở đây, những người thành thạo trong kỹ năng dịch vụ khách hàng, có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt và rất chuyên nghiệp trong công việc chế biến đồ ăn. Tôi cũng đã gặp gỡ hai tình nguyện viên người Úc, những người rất cảm động khi làm việc cùng các bạn trẻ tại KOTO và họ vẫn đang gắn bó, giúp đỡ thông qua nhiều hoạt động từ giảng dạy tiếng Anh cho tới hỗ trợ viết báo cáo thường niên. Ngay tại một cửa hàng của trường Hoa Sữa trong Bảo tàng Dân tộc học, tôi đã dùng bữa trưa cùng bà Phạm Thị Vy, một nhà sáng lập 71 tuổi đáng kính, người đã tạo dựng ngôi trường đào tạo nghề này. Bà đã chia sẻ niềm say mê với công việc, về những trẻ em bà đang tiếp nhận khi chúng rời khỏi sự che chở của các cô nhi viện. Bà Vy mạng lại cho những đứa trẻ này mái nhà, cơ hội đào tạo nghề và làm việc tại các nhà hàng của bà. 100% học viên tại đây tìm được việc làm trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Và rồi câu chuyện của người phụ nữ 71 tuổi này càng trở nên đáng khâm phục hơn khi tôi được biết độ tuổi nghỉ hưu hiện tại dành cho phụ nữ ở Việt Nam là 55.

Bà Kate Welch và Thảo Vân (bên trái) cùng các bạn trẻ tại Trung tâm Nghị lực sống

Chuyến thăm cảm động nhất của tôi là khi tôi có cơ hội tới tầng 14 một khu chung cư nằm ở ngoại ô Hà Nội, nơi tôi gặp Thảo Vân, người sáng lập trung tâm Nghị lực sống. Hiện Vân đang mở các khóa đào tạo, cung cấp chỗ ở và hướng nghiệp cho những bạn khuyết tật trẻ từ khắp mọi miền trên lãnh thổ Việt nam. Cô điều hành một công ty thiết kế đồ họa và sử dụng tiền kiếm được nhờ kinh doanh để hỗ trợ và đào tạo những người trẻ tuổi. Họ học đồ họa và thiết kế web. Ngoài ra, Vân còn giúp đỡ họ tìm việc tại các công ty lớn. Nỗ lực thay đổi vận mệnh những người trẻ này thực sự là một câu chuyện ý nghĩa, truyền cảm hứng cho nhiều người.

Nguyện vọng duy nhất của Vân là một vài chiếc xe lăn để các thành viên ở đây có phương tiện di chuyển cần thiết khi làm việc. Hy vọng chúng tôi có thể làm một điều gì đó khi quay trở lại Anh. Thực tế là chúng tôi đã tìm được nguồn cung cấp xe lăn thông qua Quỹ Margaret Carey, Quỹ làm việc với các đối tượng phạm nhân tại nhà tù Kirklevington và nhiều nhà tù khác. Điều chúng tôi đang tìm kiếm là làm sao để đưa những chiếc xe lăn này về Việt Nam, chuyển tới Vân và những người bạn trẻ tuổi ở Trung tâm Nghị lực sống.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x