Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

TỔNG QUAN

Dự án “Liên kết các hoạt động sản xuất của nông hộ vào chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Việt Nam”. Dự án được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR). Dự án này nhằm nghiên cứu các phương pháp hợp tác mới giữa các hộ nông dân nhỏ lẻ và các hệ thống nông nghiệp thâm canh thương mại, tập trung vào chuỗi cung ứng thịt bò, đồng thời thiết lập và thử nghiệm các mô hình kinh doanh bao trùm dành cho nông hộ nhỏ theo các phương pháp mới đã được chứng minh tính khả thi.

Các phương pháp tiếp cận và mô hình kinh doanh mới này sẽ mang lại lợi ích đôi bên, cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân nhỏ lẻ, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng thịt bò thương mại tại Việt Nam. Yếu tố cốt lõi để đảm bảo thành công của dự án này là thiết lập các thỏa thuận “đối tác” giữa các hộ nông dân nhỏ lẻ và các nhà vận hành thương mại, tạo ra mối quan hệ đôi bên cùng có lợi và bền vững.

CÁC KẾT QUẢ DỰ KIẾN CỦA DỰ ÁN

Các phương pháp hợp tác mới và mô hình kinh doanh sẽ mang lại:

– Cải thiện thu nhập, tính tự chủ và bình đẳng giới cho các hộ nông dân nhỏ lẻ và các nhà vận hành thương mại.

– Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn cung và chất lượng thức ăn bền vững, ổn định cho các cơ sở chăn nuôi thương mại.

– Áp dụng các thực hành hướng tới bảo vệ môi trường bền vững.

– Tạo cơ hội thu hồi và tái chế dinh dưỡng từ các nhà vận hành thương mại đến các hộ nông dân nhỏ lẻ.

– Đảm bảo nguồn cung lao động công bằng và bền vững cho các chuỗi cung ứng thương mại.

– Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo và sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết định.

– Gia tăng sự hiện diện của các phụ nữ thành công, doanh nhân và nhà lãnh đạo, tạo ra chuẩn mực hành vi phù hợp với các quy chuẩn xã hội về giới.

– Khuyến khích các nhà vận hành thương mại và các hộ nông dân nhỏ lẻ đầu tư và tích cực tham gia vào các chuỗi cung ứng thương mại.

– Nâng cao năng lực và khả năng đàm phán của các hộ nông dân nhỏ lẻ, hợp tác xã và các hiệp hội hợp tác xã.

– Cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động của các chuỗi cung ứng thương mại.