Tổ chức điều phối: Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD), Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
- Giới thiệu
Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD), trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Huế đang triển khai Dự án “Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em-giai đoạn 2” do tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế (SCI) tài trợ. Dự án được thực hiện tại 5 tỉnh miền Trung, bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Dự án có 04 mục tiêu là: (i) Nâng cao năng lực của CSOs về giám sát thực thi quyền trẻ em, trừng phạt thể chất và tinh thần (PHP) và các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em; (ii) Nâng cao nhận thức và năng lực cho cha mẹ, người làm công tác trẻ em, giáo viên và trẻ em về những vấn đề liên quan đến PHP và quyền trẻ em; (iii) Tăng cường thực thi quyền trẻ em và và phòng tránh các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ; (iv) Tăng cường kết nối chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm quản trị quyền trẻ em khu vực miền Trung (CCRG).
Để đạt được mục tiêu (iii) của dự án, CRD đã triển khai các hoạt động thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, trong đó tập trung vào quyền tham gia. Quyền tham gia của trẻ em là một trong những nhóm quyền quan trọng của quyền trẻ em, được thể hiện trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em cũng như Luật trẻ em Việt Nam và các văn bản liên quan. Theo đó, trẻ em cần được tạo điều kiện tham gia vào các vấn đề liên quan trực tiếp đến trẻ em. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tham gia của trẻ em là một trong những yếu tố tích cực góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ, các chương trình, chính sách dành cho trẻ em của địa phương.
Nhằm thúc đẩy thực thi quyền trẻ em nói chung và tăng cường sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 tại Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015. Đây là cơ sở để các địa phương thực hiện các hành động cụ thể và triển khai các mô hình tham gia của trẻ em trong quá trình xây dựng, thực thi, giám sát và đánh giá các chương trình, chính sách liên quan đến trẻ em tại địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng nhiều địa phương vẫn chưa thực sự vào cuộc để thúc đẩy sự tham gia của trẻ em. Nghiên cứu về sự tham gia của trẻ em do CRD thực hiện năm 2019 đã chỉ ra rằng, các bên liên quan bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội chưa nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc trẻ em tham gia; hoặc có quan tâm nhưng vẫn chưa tìm ra được cơ chế hay phương thức cụ thể để thúc đẩy sự tham gia của trẻ em. Trong khi đó, một số địa phương đã thực hiện các hành động cụ thể và triển khai các mô hình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong hoạch định chính sách và quản trị địa phương. Các hành động và các mô hình này chắc chắn sẽ chứa đựng các minh chứng thực tiễn về tầm quan trọng của việc trẻ em tham gia, đồng thời cho thấy các phương pháp cụ thể để thúc đẩy sự tham gia của trẻ em để có thể áp dụng và nhân rộng ở các địa phương khác. Do đó, kết quả của các hành động và các mô hình này cần phải được phân tích và tổng kết một cách khoa học để chia sẻ cho các bên liên quan khác nhau. Từ thực tế đó, CRD tiến hành nghiên cứu “Sự tham gia của trẻ em trong quản trị địa phương: trường hợp một số mô hình điển hình tại Việt Nam”. Nghiên cứu sẽ phân tích, tổng hợp và tư liệu hoá kết quả của các mô hình để chia sẻ với các bên liên quan nhằm thúc đẩy các địa phương thực hiện hành động để tăng cường sự tham gia của trẻ em.
CRD cần tuyển 01 nhóm tư vấn có chuyên môn tốt và có nhiều kinh nghiệm để thực hiện tốt nghiên cứu này.
Cách nộp hồ sơ
– Các ứng viên quan tâm vui lòng gửi hồ sơ ứng tuyển bằng tiếng Việt đến bà Đặng Thị Lan Anh, Điều phối viên dự án “Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em – Giai đoạn 2” thuộc Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) theo địa chỉ email: anhdl@crdvietnam.org, cc hailm@crdvietnam.org, tiêu đề email: “Ứng tuyển vị trí tư vấn nghiên cứu mã 3.3 – Dự án SC”
– Hồ sơ ứng tuyển bao gồm các văn bản sau:
(1) Email bày tỏ sự quan tâm;
(2) Lý lịch khoa học (CV) của từng thành viên trong nhóm tư vấn;
(3) Đề xuất kỹ thuật (bao gồm Đề cương nghiên cứu, phương pháp và công cụ dự kiến và kế hoạch thực hiện công việc);
(4) Đề xuất tiền công và các chi phí cho nhóm chuyên gia để thực hiện nghiên cứu
– Hạn cuối nhận hồ sơ: 17:00 ngày 20/10/2020
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Bà Đặng Thị Lan Anh,
Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD), Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, thành phố Huế
Điện thoại: 0234 3529749, số máy lẻ: 108;
Email: anhdl@crdvietnam.org
Kính mời quý vị quan tâm vị trí tuyển dụng, tải tệp đính kèm tại đây để đọc thông tin chi tiết: