Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Tiêu đề Tuyển tư vấn Tập huấn cho truyền thông viên cộng đồng (ToT): Kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi về Phòng chống trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ

Mã hoạt động: 2.5

Tổ chức điều phối Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD)
Địa điểm tập huấn Quảng Trị
Thời gian thực hiện 6-7/8/2020
Hạn nộp hồ sơ (gia hạn) 25/6/2020

  1. Giới thiệu

Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD), trường Đại học Nông Lâm Huế đang triển khai dự án “Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em” do tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (SCI) tài trợ. Dự án được thực hiện ở 5 tỉnh miền Trung, bao gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Dự án có các mục tiêu sau:

– Nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác của các tổ chức xã hội (TCXH) về Quản trị quyền trẻ em (QTQTE).

– Nâng cao nhận thức và năng lực cho cha mẹ, người làm công tác trẻ em, giáo viên và trẻ em về những vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.

– Tăng cường thực thi quyền trẻ em và Phòng chống trừng phạt thể chất, tinh thần đối với trẻ em.

– Tăng cường kết nối và chia sẻ giữa các thành viên Nhóm hợp tác QTQTE miền Trung.

Để đạt được mục tiêu của Dự án, CRD sẽ tổ chức một lớp tập huấn TOT về “Kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi về Phòng chống trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ” cho khoảng 25 học viên là các truyền thông viên nòng cốt tại 5 tỉnh miền Trung. Lớp tập huấn dự kiến sẽ được tổ chức trong 2 ngày 6-7/8/2020 tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung cần tuyển 01 tư vấn có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp để thực hiện lớp tập huấn này.

  1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp tập huấn
    • Mục tiêu:

Sau 02 ngày tham gia tập huấn, học viên có thể:

– Nắm vững các các khái niệm và hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần, nguyên nhân và hậu quả của việc trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ.

– Nắm bắt và thực hành các kỹ năng, phương pháp và công cụ truyền thông thay đổi hành vi về phòng chống trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ tại cộng đồng.

– Thiết kế được các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về phòng chống trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ phù hợp với thực tế và điều kiện tại địa phương.

    • Các nội dung chính

Lớp tập huấn cần bao gồm, nhưng không hạn chế, các nội dung chính sau:

– Giới thiệu ngắn gọn về khuôn khổ pháp lý quốc tế và Việt Nam về quyền trẻ em.

– Các khái niệm và kiến thực cơ bản liên quan đến trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em (PHP).

– Tổng quan về truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi.

– Các phương pháp và kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi.

– Phương pháp thiết kế các hoạt động truyền truyền thông về Phòng chống trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em.

    • Phương pháp tập huấn

– Phương pháp tập huấn chủ yếu được sử dụng là phương pháp có sự tham gia, lấy học viên là trung tâm, kết hợp đa dạng các phương pháp tập huấn và dành nhiều thời gian cho học viên thực hành

– Sử dụng các công cụ trực quan và các tư liệu thực tế/ví dụ điển hình để giúp người học dễ hiểu và học hỏi các bài học từ thực tiễn

  1. Nhiệm vụ cụ thể của tư vấn

– Xây dựng chương trình tập huấn

– Biên soạn bài giảng, tài liệu tham khảo/phát tay

– Chuẩn bị công cụ và thực hiện đánh giá trước và sau tập huấn (phiếu lượng giá đầu và cuối khóa học) theo mẫu của SCI để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức và thực hành kỹ năng của học viên, đồng thời đánh giá mức độ đạt được mục tiêu mong đợi của tập huấn

– Trực tiếp thực hiện 01 lớp tập huấn 2 ngày

– Tổng hợp thông tin, viết báo cáo tập huấn

4. Sản phẩm mong đợi

Một chương trình tập huấn cụ thể, rõ ràng về nội dung và phương pháp cho từng phần

Hai phiếu đánh giá trước và sau tập huấn (theo mẫu của SCI)

Một bộ tài liệu tập huấn (gồm bài giảng và tài liệu tham khảo/phát tay cho học viên)

Báo cáo sau tập huấn (bao gồm kế hoạch truyền thông của học viên cho cộng đồng địa phương).

5. Tổ chức quản lý:

  • Tư vấn sẽ trực tiếp làm việc với và chịu sự giám sát của điều phối viên dự án “Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em” của CRD.
  • CRD sẽ cung cấp các thông tin liên quan và hỗ trợ kỹ thuật để tư vấn hoàn thành nhiệm vụ.
  • Tất cả sản phẩm giao nộp thuộc quyền sở hữu của CRD.

7. Yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực:

  • Có chuyên môn trong lĩnh vực xã hội học và/hoặc các chuyên ngành phù hợp với nội dung và phạm vi công việc;
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực liên quan đến quyền trẻ em và am hiểu về QTE theo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia;
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực hiện các khóa tập huấn TOT cho học viên cấp cơ sở.
  • Có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng và phương pháp có sự tham gia với cộng đồng.

8. Phí tư vấn:

  • CRD sẽ thỏa thuận với tư vấn về mức phí sau khi hồ sơ dự tuyển của tư vấn được CRD xét duyệt và lựa chọn. Định mức và tổng kinh phí tư vấn không vượt quá ngân sách được nhà tài trợ phê duyệt.
  • Tiền ăn, tiền ngủ, tiền đi lại cho tư vấn sẽ được thanh toán dựa trên chứng từ và hóa đơn thực tế cho tư vấn hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ theo theo quy định của dự án.

9. Quy trình tuyển chọn tư vấn:

            Ứng cử viên được chọn dựa trên các tiêu chí sau:

  • Chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực: 50% số điểm
  • Đề xuất chương trình, nội dung tập huấn: 30% số điểm
  • Đề xuất tài chính: 20% số điểm
  • Tổng số 100 điểm sẽ được phân bố như sau:
Tiêu chí Số điểm
1. Chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực: 50
– Trình độ chuyên môn trong lĩnh vực xã hội học và/hoặc các chuyên ngành phù hợp với nội dung và phạm vi công việc 10
– Kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực liên quan đến quyền trẻ em và am hiểu về QTE theo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia 15
– Kinh nghiệm thực hiện các khóa tập huấn TOT cho học viên cấp cơ sở 15
– Có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng và phương pháp có sự tham gia với cộng đồng 10
2. Đề xuất kỹ thuật và tài chính: 50
– Chương trình, nội dung tập huấn đầy đủ, cụ thể 30
– Đề xuất mức phí tư vấn hợp lý 20

10. Các lưu ý khác:

Trong thời gian thực hiện hợp đồng, bên tư vấn phải thực hiện các điểm sau:

– Bảo đảm chất lượng các kết quả đầu ra theo yêu cầu đã đề cập.

– Chịu trách nhiệm về việc mua các loại bảo hiểm nghề nghiệp, y tế, tai nạn, đi lại và các khoản tương tự khác trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng tư vấn.

– Chịu trách nhiệm trả thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định của pháp luật Việt Nam. CRD sẽ khấu trừ thuế TNCN trước khi thanh toán kinh phí cho cá nhân thực hiện hợp đồng. Việc thanh toán sẽ được thực hiện một lần theo phương thức chuyển khoản sau khi công việc được hoàn thành và được CRD nghiệm thu.

11. Cách nộp hồ sơ:

Các cá nhân và tổ chức quan tâm vui lòng gửi:

– Email bày tỏ sự quan tâm

– Lý lịch khoa học (CVs) của tư vấn

– Bản đề xuất chương trình và nội dung tập huấn chi tiết

– Đề xuất mức phí tư vấn

đến Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD), trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, trước 16:00 ngày 25/6/2020 theo địa chỉ email: anhdl@crdvietnam.org (Bà Đặng Lan Anh), cc: hailm@crdvietnam.org (Bà Lê Thị Minh Hải); Điện thoại: 0234 3529749; Số máy lẻ: 108.

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Bà Đặng Lan Anh,

Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD)

Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, thành phố Huế

Điện thoại: 0935369963         Email: anhdl@crdvietnam.org

Kính mời qúy vị quan tâm vị trí tuyển dụng, tải TOR đính kèm tại đây: 2.5_TOR_TH TOT Kỹ năng TTTĐHV về PHP_gia hạn