THÔNG TIN CHUNG
VỀ TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN TRUNG (CRD)
I. THÔNG TIN CHUNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (Trung tâm) thuộc trường Đại học Nông Lâm Huế (ĐHNL) được thành lập năm 1995 theo quyết định số 73/QĐ-TC của Giám đốc Đại học Huế.
Cán bộ Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung tại Huế
Đối tượng phục vụ của Trung tâm là người nghèo, dân tộc thiểu số và các nhóm đối tượng bị tổn thương, nhất là phụ nữ và trẻ em.
Mặc dù là một đơn vị của Trường Đại học Nông Lâm nhưng các cán bộ của Trung tâm được lựa chọn từ các trường khác nhau của Đại học Huế. Đó là một điều đặc biệt trong công tác tổ chức và nhân sự của Trung tâm. Hiện tại, có 45 cán bộ trong đó có 15 cán bộ chuyên trách trình độ cao và 30 cán bộ kiêm nhiệm là những giảng viên có chuyên môn trình độ cao, hầu hết là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ được lựa chọn chủ yếu từ Trường Đại học Nông Lâm và một số từ các Trường khác của Đại học Huế. Nhiều cán bộ đã được đào tạo chuyên sâu về nông nghiệp và phát triển nông thôn ở nước ngoài. Từ đó có thể thấy rằng, Trung tâm có điều kiện thuận lợi trong việc thành lập các nhóm công tác liên ngành để đáp ứng các yêu cầu của các hoạt động về PTNT.
Trung tâm có hệ thống ra quyết định riêng mà không phụ thuộc vào trường ĐH Nông Lâm Huế. Do đó, Trung tâm đã và đang hoạt động như một tổ chức phi chính phủ địa phương.
II. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH
2.1. Tầm nhìn
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường
2.2. Sứ mệnh
Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và vận động chính sách nhằm phát triển nông thôn bền vững.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
Trung tâm hoạt động trên hai lĩnh vực chính, đó là: lĩnh vực tư vấn lĩnh vực phát triển và tập trung vào các chương trình chính như sau:
– Phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị
– Quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).
– Quản trị tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.
– Các chủ đề xuyên suốt: 1) Quản trị tốt; 2) Bảo vệ trẻ em; 3) Bình đẳng giới; 4) Văn hóa truyền thống
Các loại hình hoạt động gồm: đào tạo, nghiên cứu, tư vấn vận động chính sách và truyền thông.
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
• Tiếp cận có sự tham gia
• Tiếp cận dựa vào sinh kế
• Tiếp cận theo chương trình, và
• Tiếp cận dựa theo quyền
VI. ĐỊNH HƯỚNG
Trung tâm sẽ tiếp tục nâng cao năng lực để trở thành một trong những đơn vị đi đầu về nghiên cứu, đào tạo và tư vấn trong các lĩnh vực về Phát triển nông thôn và Thích ứng với BĐKH ở khu vực miền Trung và của cả nước.
Thông tin liên hệ với lãnh đạo Trung tâm:
Giám đốc: TS. TRƯƠNG QUANG HOÀNG
ĐT: 0905.365.135. Email: hoangtq@crdvietnam.org