Ngày 21/3/2019, Hội thảo/Tọa đàm “Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn” sẽ được tổ chức tại Thành phố Huế. 70 đại biểu đến từ 20 tỉnh/thành, gồm có: Đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Văn phòng Nông thôn mới Quốc gia, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Môi trường, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp, 16 các hợp tác xã OCOP và các công ty dược, đại diện 13 dự án do GEF SGP tài trợ từ Hà Giang, Bạc Liêu… và đại diện một số UBND các huyện Quản Bạ (Hà Giang), Cam Lộ (Quảng Trị); Hòa Vang (Đà Nẵng); Phước Long (Bạc Liêu); Quế Phong và Quỳ Hợp (Nghệ An), Sơn Hà (Quảng Ngãi)…
Hội thảo/tọa đàm nhằm các mục tiêu cụ thể (i)Trao đổi của các chuyên gia phát triển cộng đồng về vấn đề: Liên kết kinh tế tập thể HTX nhằm hình thành và phát triển các HTX có mô hình tổ chức, một số “quy luật”, phát triển nhân lực. (ii) Lấy ý kiến của các chuyên gia thị trường về vấn đề phát triển sản phẩm, phát triển kênh thị trường (HTX tự làm và liên kết với doanh nghiệp), sản phẩm OCOP và du lịch, vai trò của nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nước. (iii) Trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trong huy động nguồn lực, thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân và các tổ chức xã hội (CSOs)
Thúc đẩy chuỗi giá trị cho sản phẩm từ bảo tồn là một giải pháp góp phần đạt được một số mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) như SDG1 (nghèo đói), SDG8 (tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững) và SDG 15 (sử dụng bền vững tài nguyên trên mặt đất và ngăn chặn mất đa dạng sinh học). Hơn nữa, hành động này cũng sẽ thúc đẩy lan tỏa chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai trên phạm vi toàn quốc để tạo ra bước đột phá trong thực tiễn sản xuất sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có lợi thế vùng miền, qua đó, tạo động lực xây dựng nông thôn mới bền vững.
Các tổ chức xã hội, /khối tư nhân và các nhà khoa học có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm. Họ có thể thực hiện các nghiên cứu bảo tồn, hỗ trợ kỹ thuật để phát triển sản xuất, xây dựng năng lực tổ chức và quản lý sản xuất cho cộng đồng, hỗ trợ nguồn lực tài chính, và quan trọng hơn nữa là tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, Huy động nguồn lực từ các chương trình quốc gia, khối tư nhân và các tổ chức xã hội trong phát triển chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy công tác bảo tồn đa dạng sinh học là rất cần thiết.
Hội thảo xác định, nhờ tuân thủ tiêu chuẩn sản xuất bền vững, sản phẩm từ bảo tồn ngày càng có chất lượng với quy trình sản xuất chung có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan đã giải quyết bài toán thị trường hiệu quả. Cho thấy, chuỗi giá trị bền vững không chỉ có ý nghĩa sinh kế, cải thiện thu nhập, nâng cao sức cạnh tranh cho người dân và doanh nghiệp mà còn đặc biệt đóng góp lớn vào công tác bảo tồn khi người dân giảm được áp lực phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.
Sự kiện Hội thảo/Tọa đàm “Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn” do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP/GEF SGP) chủ trì tổ chức. Với sự đồng phối hợp của 03 đơn vị: Trung tâm Nghiên Cứu và Phát triển Cây thuốc Dân tộc cổ truyền (CREDEP); Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD), Đại học Nông lâm Huế; Công ty Cổ phần Dược Khoa và Trường ĐH Dược Hà Nội.
Sự kiện gồm có 2 hoạt động chính:
- Triển lãm sản phẩm:
Có 20 gian hàng trưng bày tại triển lãm nhằm giới thiệu và tạo cơ hội liên kết hợp tác 10 mô hình sản phẩm đã được xây dựng chuỗi giá trị thành công theo các tiêu chuẩn như: VietGap, Global GAP, organic đối với sản phẩm nông nghiệp; tiêu chuẩn GACP – WHO đối với dược phẩm… từ dự án được UNDP/GEF SGP tài trợ.
Tiêu biểu, có các sản phẩm từ công tác bảo tồn như: thuốc người Dao, tinh dầu, cây bon bo, cây hương bài, thiên niên kiện, lúa Ra Dư trồng trên đất trồng Keo tràm, Trà hoa vàng… Bên cạnh sản phẩm từ bảo tồn, triển lãm còn giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp từ một số mô hình phát triển sinh kế, du lịch và cải thiện thu nhập nhằm góp phần thúc đẩy bảo tồn như: tôm sinh thái, lạc, sắn, sò lông, luồng, dệt người Cờ Tu ..vv
- Hội thảo/Tọa đàm:
Tập trung 03 chủ đề: (i)Trao đổi của các chuyên gia phát triển cộng đồng về vấn đề: Liên kết kinh tế tập thể HTX nhằm hình thành và phát triển các HTX có mô hình tổ chức, một số “quy luật”, phát triển nhân lực. (ii) Lấy ý kiến của các chuyên gia thị trường về vấn đề phát triển sản phẩm, phát triển kênh thị trường (HTX tự làm và liên kết với doanh nghiệp), sản phẩm OCOP và du lịch, vai trò của Nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nước. (iii) Trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trong huy động nguồn lực, thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân và CSOs.
Kể từ năm 1999, chương trình UNDP/GEF SGP đã làm việc chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ trong nước và các tổ chức cộng đồng để cung cấp các hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho 150 dự án nhỏ tại hơn 40 tỉnh thành ở Việt Nam trong các lĩnh vực: bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, bảo vệ các vùng nước quốc tế, hạn chế các chất hữu cơ khó phân huỷ, hạn chế thoái hoá đất và hoang mạc hoá. |
Để biết thêm thông tin, xin mời liên hệ:
Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF/SGP),
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)
Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên quốc gia
Địa chỉ: 304 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
Email: nguyen.thi.thu.huyen@undp.org
Các đơn vị đồng tổ chức
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền (CREDEP) GS TSKH Trần Công Khánh, Giám đốc Địa chỉ: Số 09, đường Vũ Hữu Lợi, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội Điện thoại: 0986268645; Email: cedep.vn@.vn@gmail.com |
Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD), Đại học Nông Lâm Huế TS Trương Quang Hoàng, Giám đốc Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, Phường Thuận Thành, TP Huế, Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0234 3529749; Email: office@crdvietnam.org Website: http://crdvietnam.org
|
Trường Đại học Dược Hà Nội
PGS TS Trần Văn Ơn, Trưởng Bộ môn Thực vật Địa chỉ: 13/15 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội Điện thoại: 0904040037 Email: bomonthucvat@gmail.com
Công ty Cổ phần Dược Khoa Địa chỉ: 09 Nguyễn Công Trứ, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội Điện thoại: 024 3933 2607 Email: info@dkpharma.vn |