Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Sau một thời gian đưa lò hấp khử trùng vào sản xuất, Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh Nấm Phong Mỹ (Phong Điền) đã giúp các thành viên là phụ nữ kém may mắn có sức khỏe yếu giảm lao động bằng tay chân và đạt được năng suất cao hơn trước.

22519174_1635636299840357_6496390882922752224_n

Lò hấp nấm cũ (Bên trái) và  Lò hấp khử trùng mới được dự án hỗ trợ (bên phải) giúp công ty nấm hoạt động năng suất hơn

Ông Nguyễn Văn Nam, điều phối viên của dự án Nâng cao hiệu quả trong chương trình Xây dựng Nông thôn mới chia sẻ: Năm 2017, chúng tôi nhận được đề xuất nâng cấp cơ sở vật chất cho công ty – một doanh nghiệp xã hội mới vừa hình thành từ cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ này. Thông qua sự tài trợ của Arish Aid và được triển khai bởi Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD), Đại học Nông Lâm dự án đã giúp cơ sở có thêm lò hấp khử trùng trị giá 40 triệu đồng phục vụ cho sản xuất.

Từ 2 chuyến tham quan học tập tại Nghệ An, Quảng Ngãi do CRD tổ chức, thành viên của công ty nấm tự nhận thấy việc cần thiết phải áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Trước đây, với những phụ nữ chân yếu tay mềm thì công đoạn hấp bịch nấm rất vất vả. Để hấp nấm mỗi lượt cần đến 3 nhân công. Việc lên lò, xuống lò, xuất lò hấp nấm bằng gạch có chiều cao 2,2 m khiến việc đứng lấy bịch nấm, sắp xếp đều gặp khó khăn. Trong khi đó, lao động ở đây hầu hết đều bị ảnh hưởng chất độc da cam nên rất hay bị ngợp khi lên cao.

Chị Nguyễn Thị Hà, thành viên của doanh nghiệp vui mừng vì năng suất cải thiện: “Nếu lúc trước, 3 người 1 ngày chỉ hấp được 200 – 300 bịch nấm/lần khiến không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường thì hiện nay với lò mới mỗi ngày chỉ cần 1 người cũng có thể  hấp được 750 – 800 bịch /1 lần”.

Được cán bộ CRD tư vấn, hướng dẫn cách vận hành lò hấp hiệu quả, chúng tôi còn được tư vấn thêm cách làm bịch nấm có nút cổ chai kiểm soát thời điểm thu hoạch nấm vào các dịp như rằm, ngày 30, mồng 1 nên giá thành có thể tăng từ 20.000đ -25.000đ lên 40.000 – 45.000/1kg đối với nấm sò trắng, sò tím, chị Hà nói.

Ông Đỗ Đình Khang, giám đốc công ty nấm tự hào cho biết thêm: Lò hấp này đưa vào sử dụng đã giúp kiểm soát được nhiệt độ thay vì áng chừng như trước đây. Lò đảm bảo giảm tỉ lệ rủi ro bệnh cho nấm đáng kể từ 30 – 40% gây thiệt hại vốn đầu tư xuống còn 4%.  Đặc biệt, các thành viên công ty nấm tăng thu nhập từ 65.000đ/công lên 90.000đ/công, nhờ năng suất cao nên thu nhập ổn định hơn. Dự án cũng đã hỗ trợ dàn máy vi tính để kế toán có thể tính công thay vì phải tính bằng tay mất nhiều thời gian, công sức và khó giám sát như trước đây. Qua đó, việc quản lý theo mô hình doanh nghiệp thuận lợi hơn với chúng tôi.

22529023_1635600113177309_7357831155958895172_o

22498979_1635600019843985_3740632366496212408_o

Hoạt động sản xuất tại công ty nấm

22496268_1635599736510680_6631526441943515379_o

Hỗ trợ dàn máy tính cho công

Từ một cơ sở nấm nhỏ lẻ, để trở thành một doanh nghiệp xã hội giúp cho những người phụ nữ nghèo khuyết tật giải quyết công ăn việc làm tại Phong Mỹ có thể cạnh tranh với thị trường chúng tôi đã được dự án đặt cho “bệ phóng tốt”. Hi vọng thời gian tới, sản phẩm nấm Phong Mỹ ngày một vươn xa, Ông Khang phấn khởi.

BH

 

 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x