Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Năm 2003, gia đình của ông Trương Văn Truyền cùng với nhiều người dân trú tại xã Nam Ninh được giao rừng tự nhiên. Để đến thăm rừng, phải vượt qua hơn 30km đường rừng và suối hiểm trở…, là những khó khăn khiến gia đình ông không phải khi nào cũng túc trực canh giữ được . Mùa mưa này, khó khăn lại thêm khó khăn trong đi lại, một phần đất rừng của ông bị một số người khu vực khác đến phá và trồng cây ngắn ngày.… Ngay sau khi phát hiện vụ việc, ông Truyền đã tự giác trình báo với chính quyền xã. Thế nhưng, đáng nói ở đây là khi nhận được thông tin từ ông Truyền, chính quyền xã lại thu giữ sổ đỏ và xử phạt ông đến 8 triệu đồng vì hành vi phát phá rừng.

Ông Truyền ngậm ngùi: “Tôi đã trình bày không phải tôi phát, nhưng các anh nói là anh là người được giao trông coi bảo vệ nhưng không trông coi, coi như là anh phát, Tôi là cán bộ Đảng viên, phải chấp nhận thực tế ký đưa sổ đỏ, nhận quyết định xử phạt là 8 triệu đồng. Tôi phải nộp 4 lần vì nhà khó khăn, trong khi quyền lợi thì tôi chưa được hưởng một cái gì từ rừng cả. Trong mấy năm trông coi bảo vệ không được một đồng nào. Đến năm 2015 vừa rồi tôi lần đầu tiên nhận tiền tài nguyên môi trường rừng, 495.000/ha. Còn mấy năm trước tôi không được nhận.”

Nhận rừng từ năm 2003, nhưng phải đến năm 2010, các hộ tại đây nhận được phí dịch vụ môi trường rừng. Nhưng khoản tiền khá thấp so với những trách nhiệm họ phải bỏ ra. Trường hợp gia đình ông Truyền bị phạt nặng, còn nhiều hơn khoản phí dịch vụ nhận được khiến nhiều hộ dân được giao giữ rừng tại tiểu khu 528 ở đây càng chán nản. Nguyện vọng của người dân bây giờ là được chuyển đổi, làm giàu rừng hoặc được trả phí dịch vụ môi trường rừng nhiều hơn

Trình bày nguyện vọng của cá nhân tôi và bà con tiểu khu 528 rất mong chuyển đổi nhưng giữ rừng làm sao, nếu chuyển đổi chúng tôi muốn chuyển sang cây gỗ. Có ý kiến lên các cấp chính quyền, Quốc hội có khả năng giúp đỡ bà con, cái kinh phí này cao hơn một chút để chúng tôi trang trải thì đỡ hơn. ” Bà Đỗ Thị Xuôi, thôn Ninh Trung, xã Nam Ninh, huyện Cát Triên chia sẻ.

Hiện nay diện tích rừng tự nhiên tại nước ta đang ngày càng bị thu hẹp, dẫn đến nhiều hiện tượng thiên tai như hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng. Chủ trương giao rừng tự nhiên cho người dân trông giữ là việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, kinh tế từ rừng mang lại không cao, trách nhiệm bảo vệ rừng không đi đôi với quyền lợi sẽ khiến người dân chán nản. Rất cần có những hoạch định chính sách cần thiết để người dân tại xã Nam Ninh, huyện Cát Tiên có thể làm tròn công tác giữ rừng và được nhận những quyền lợi hợp lý./.

Thông tin từ: Tú Anh – Mạnh Hùng (Truyền hình Quốc hội)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x