Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Sau 20 năm Đổi Mới, về cơ bản Việt Nam đã làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển miền núi, vùng sâu vùng xa. Giai đoạn PT theo chiều rộng, nhờ mở cửa thị trường đã qua, bây giờ bước vào giai đoạn hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế, và thực hiện các cải cách thể chế, những lo ngại về tách rời giữa thành thị và nông thôn, thị dân và nông dân đang xảy ra, trong khi đó những đảo lộn trong kinh tế vĩ mô và khủng hoảng tài chính quốc tế, đang đặt ra những thách thức khó dự báo mà Việt Nam phải đối phó, đặc biệt trong 2 năm sắp tới, trong đó vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu vùng xa dự báo là vùng sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn, nguy cơ tái nghèo cao.
Trong bối cảnh các Bộ, ngành đều đang chuẩn bị kế hoạch phát triển cho giai đoạn 2011-2020, và để triển khai Nghị quyết 26 về Nông nghiệp nông thôn nông dân, trong đó có nhấn mạnh điều kiện đặc biệt khó khăn của phát triển nông nghiệp nông thôn nông dân miền núi, đây là thời điểm thích hợp để tính toán đến các bước và chính sách phát triển miền núi và dân tộc trong giai đoạn sắp tới, cần có những chính sách căn cơ hơn, thiết thực và tính đến cân đối giữa các mặt, giữa cân đối ngân sách- nhu cầu của các khu vực, giữa muôn vàn khó khăn – năng lực kém của người dân miền núi, mới hy vọng đem lại những thay đổi thực sự rõ ràng.

Góp phần vào hoạt động nghiên cứu và xây dựng chính sách phát triển miền núi, với sự hỗ trợ của Dự án ARD SPS, Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT có sáng kiến hình thành Quỹ Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách vùng cao, để thực hiện các nghiên cứu chính sách, tham mưu chính sách dựa trên căn cứ nghiên cứu khoa học, đồng thời dựa trên các ý kiến nhu cầu thực tiễn về chính sách từ địa phương. Hoạt động này của IPSARD được triển khai đã giúp hội tụ một tổ hợp các bậc lão thành có kiến thức và gắn bó nhiều năm với phát triển miền núi, nhà nghiên cứu khoa học có uy tín, và các cán bộ nghiên cứu trẻ có trình độ và say mê với hoạt động nghiên cứu và làm việc với đồng bào miền núi từ các trường đại học lớn như Đại học Nông nghiệp I, Đại học Thái Nguyên, Viện nghiên cứu Tây Nguyên, Viện Phát triển miền núi Phía Bắc.
Các đại biểu tham dự đã cùng chia sẻ thông tin về hệ thống chính sách phát triển miền núi, đánh giá thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nông dân hôm nay và mai sau. Tại Hội thảo khởi động này, các đại biểu đã cùng thảo luận và đưa ra 5 chủ đề xuất phát từ nhu cầu thực tế cần tổ chức nghiên cứu và xây dựng chính sách cho miền núi phía Bắc bao gồm:

1. Nghiên cứu về thể chế tổ chức (biện pháp can thiệp của Nhà nước): cơ chế vận hành xã thôn, cơ chế giám sát chính sách, cơ chế lồng ghép các hoạt động tại địa phương

2. Nghiên cứu phát hiện những bất hợp lý của hệ thống các chính sách đã ban hành (đào tạo, chính sách tái định cư),

3. Nghiên cứu và đề xuất bổ sung các chính sách mới đang thiếu (cơ sở hạ tầng, rừng, định giá môi trường, phát triển dịch vụ mới y tế-giáo dục- khuyến nông

4. Một số chủ đề nghiên cứu kinh tế: nghiên cứu khả năng thích nghi và phát triển thị trường (mặt hàng cao su): nghiên cứu thị trường TQ (giống thế nào, trợ cấp thế nào, làm theo cơ chế gì), Chè (thị trường, khả năng cạnh tranh), Chăn nuôi, Thủy sản

5. Một số chủ đề nghiên cứu xã hội: vai trò phụ nữ, đặc điểm dân tộc, kiến thức bản địa

Tiếp nối Hội thảo này, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT sẽ tiếp tục tổ chức một Hội thảo chính sách miền núi các tỉnh miền Trung trở vào, dự kiến tổ chức ở DakLak, trong 22 tháng 12 năm 2009 tới đây.

Theo IPSARD

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x