Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.
Báo VNEXPRESS đưa tin:

Sông suối khô cạn, đất đai nứt nẻ, hàng chục nghìn ha cây trồng mất mùa, chết khô, nông dân vật lộn tìm nguồn nước tưới và sinh hoạt.

Hơn 14h một ngày đầu tháng 3, trong căn nhà nhỏ ở thôn Cửu Đạo, xã Tú An, thị xã An Khê, Gia Lai, một người phụ nữ gầy gò đến cạnh giường, hối thúc chồng ra đồng. Ông Trần Công Sỹ, 67 tuổi, miễn cưỡng ngồi dậy, cầm rựa ra khu đất trước nhà chặt những cây mía còn sót lại sau thu hoạch, mang về cho đàn bò ăn.

Trên mảnh đất khô cằn, dưới cái nóng 35 độ C, ông Sỹ than phiền rằng, hơn 20 năm trồng mía, chưa năm nào gia đình ông gặp thua lỗ như năm nay. Sản lượng trung bình hàng năm 50-60 tấn mía trên một ha, nhưng vụ mùa vừa rồi, gần 2 ha mía ông chỉ thu được 14 tấn.

Ông kể, năm ngoái, con đường đất dẫn vào khu rẫy trước mặt ông, bụi tung mù mịt bởi hàng chục chiếc xe tải vào ra chở mía. Giữa đồng, cả trăm nông dân cười nói rôm rả, luôn tay chặt mía, bốc lên xe chở về nhà máy. Còn bây giờ khung cảnh lại đìu hiu, vắng vẻ. Nhiều đồng mía đã khô vàng, bông lên cao nhưng chưa thu hoạch.

May mắn hơn các nông dân trồng mía ở thị xã An Khê, 10 ngày trước, vợ chồng ông Sỹ thuê được tám nhân công chặt vườn mía bán cho một đại lý ở thị xã, song vẫn bị người thu mua “chê lên chê xuống”. Mía đã chở đi, nhưng đến bây giờ, vợ chồng ông vẫn chưa biết giá cả bao nhiêu.

Ông Sỹ chặt những cây mía không lớn nổi do hạn hán về cho đàn bò ăn. Ảnh: Trần Hóa.

Ông Sỹ chặt những cây mía không lớn nổi do hạn hán về cho đàn bò ăn. Ảnh: Trần Hóa.

Tuần trước, một số huyện, thành phố ở các tỉnh phía Nam Tây Nguyên có vài cơn mưa, nhưng lượng nước không đủ “giải khát” cho vùng đất rộng lớn.

Tại Đăk Nông, tình trạng thiếu nguy cơ lan trên diện rộng với 15.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng; Kon Tum, gần ba tháng nay không có mưa, lượng nước trên các sông suối trên địa bàn đang thiếu hụt 40-80% so với trung bình năm. Nhiều cánh đồng không có nước nên cây lúa héo rũ. Ruộng nứt toác, cua, cá chết khô trên đồng.

Đăk Lăk có 605 hồ thủy lợi, dung tích hơn 600 triệu mét khối nước, nhiều nhất vùng Tây Nguyên. Trong khi các con sông lớn như Krông Ana, Krông Buk thiếu hụt từ 50 đến 70% so với trung bình nhiều năm. Theo dự tính, trong một đến hai tháng tới, toàn tỉnh có hàng nghìn ha cà phê, cao su, hồ tiêu… thiếu nước tưới.

Mời quý vị đọc tin chi tiết tại link gốc: https://vnexpress.net/thoi-su/tay-nguyen-quay-cuong-trong-kho-han-4062283.html

Bài, ảnh: Trần Hóa, Hoài Thanh (vnexpress.net)