Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Tiêu đề Tuyển tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho cộng đồng vùng dự án hoàn thiện và tổ chức thực hiện các phương án  sản xuất và kinh doanh.
Tổ chức điều phối Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD)
Địa điểm –          Xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông

–          Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền

Thời gian thực hiện Từ 15/3 – 15/11/17
Hạn nộp hồ sơ 10/3/2016

 cach-thuc-de-kinh-doanh-quan-game-hop-phap-7795

  1. Giới thiệu

Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD), trường Đại học Nông Lâm Huế đang triển khai Dự án “Nâng cao hiệu quả các chương trình đầu tư công trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế” do Đại sứ quán Ireland tài trợ. Dự án được thực hiện tại hai xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) và xã Thượng Nhật (huyện Nam Đông), và đây là 2 trong những xã điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế trong xây dụng nông thôn mới. Các mục tiêu của Dự án cụ thể như sau:

  • Đổi mới công tác kế hoạch hoá (KHH) trong xây dựng nông thôn mới theo hướng tăng cường sự tham gia của người dân;
  • Nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức Đoàn thể (TCĐT) địa phương trong giám sát thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM);
  • Nâng cao nhận thức của công chúng, nhất là người dân địa phương về các vấn đề liên quan đến XDNTM

Trong 3 năm qua, dự án đã hỗ trợ thực hiện 16 sáng kiến cộng đồng, trong đó 10 tổ chức cộng đồng mới được thành lập. Các tổ chức Đoàn thể, như Hội Phụ nữ, Hội nông dân và Đoàn thanh niên, đóng vai trò quan trọng trong điều phối thực hiện các sáng kiến cộng đồng. Thông qua thực hiện sáng kiến, nhiều hoạt động đã được thực hiện nhằm xây dựng năng lực cho các tổ chức cộng đồng, nhờ đó các cộng đồng này trở nên độc lập hơn và tham gia nhiều hơn vào qua trình xây dựng nông thôn mới. Điều này góp phần hoàn thiện mục tiêu dự án “Nâng cao vai trò và năng lực của các tổ chức dân sự xã hội trong lập kế hoạch, thực hiện và giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới”. Thêm nữa, sáng kiến cộng đồng cũng đã huy động sự tham gia của phụ nữ, đối tượng ưu tiên của dự án.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng năng lực cho cộng đồng sống ở vùng núi, đặc biệt là người khuyết tật và người dân tộc thiếu số, mất rất nhiều thời gian. Thêm nữa, các sáng kiến sản xuất cần được hỗ trợ trong cả chu trình, từ sản xuất đến thị trường. Thực tế, dự án mới chỉ hỗ trợ một phần trong quá trình này, vì vậy một số cộng đồng tham gia sáng kiến chưa đạt được kết quả mong đợi.  Trong năm thứ 4 này, dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ để hoàn thiện các sáng kiến sau:

Sáng kiến nuôi gà thảo dược: Sáng kiến này do Đoàn thanh niên xã khởi xướng. Đoàn thành niên đã thử nghiệm nuôi gà thảo dược với 03 thành viên tham gia và đã nuôi thành công lứa gà đầu tiên. Với thành công ban đầu, Đoàn thanh niên mong muốn mở rộng qui mô sản xuất theo hướng thành lập Tổ hợp tác nuôi gà, vừa cung ứng vật tư, vừa tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời xây dựng liên kết với các siêu thị, đại lý bán sản phẩm sạch tại thành phố Huế và khu vực. Để có thể thực hiện hóa được mong muốn, tổ chức đoàn thể này có nhu cầu được tiếp tục xây dựng năng lực về tổ chức và quản lý, năng lực về kinh doanh và cần được hỗ trợ để xây dựng liên kết thị trường.

Sáng kiến về phát triển Doanh nghiệp sản xuất nấm của người khuyết tật: Doanh nghiệp này được thành lập bởi Hội người khuyết tật và đăng ký như là công ty tránh nhiệm hữu hạn hai thành viên. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp này như sau: Hội đồng quản trị (đại diện của các cổ đông) có quyền lực cao nhất; dưới đó là ban giám đốc; cuối cùng là các bộ phận sản xuất. Đây có thể được xem như là doanh nghiệp xã hội. Hiện tại, doanh nghiệp có 15 người lao động và tất cả là người khuyết tật và có đóng góp cổ phần vào doanh nghiệp  này. Theo quy chế của doanh nghiệp, 51% lợi nhuận là được sử dụng cho các hoạt động xã hội trong cộng đồng và 49% còn lại là được chia cho các cổ đông và sử dụng vào hoạt động đầu tư kinh doanh.

Đây là một doanh nghiệp cộng đồng đã được thành lập trong năm thứ 3 của dự án. Điểm xuất phát của doanh nghiệp này rất thấp: lao động khuyết tật với trình độ thấp; cơ sở vật chất thiếu thốn và lạc hậu; và kỹ thuật sản xuất sơ khai. Bên cạnh đó, tạo việc làm cho 15 lao động với thu nhập ổn định cũng là thách thức lớn. Mặc dù dự án đã hỗ trợ nhiều trong suốt thời gian qua nhưng doanh nghiệp vẫn chưa có khả năng tự đứng vững. Vì vậy, Doanh nghiệp cần được tiếp tục hỗ trợ để tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng quy mô, loại hình kinh doanh, kết nối thị trường để có thể đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay.

Sáng kiến về trồng chuối tiêu-thanh tiên: Hội nông dân thôn 3, xã Thượng Nhật đã triển khai đề án phục tráng giống 02 giống chuối đặc sản của địa phương (chuối tiêu và thanh tiên) với 4  hộ thành viên của Hội tham gia. Hiện tại, mỗi hộ đã trồng được khoảng 120 gốc và và dự kiến cho thu nhập 7-10 triệu đồng/vụ. Dựa trên kết quả của mô hình phục tráng, Hội sẽ thành lập một tổ hợp tác trồng chuối nhằm mở rộng qui mô sản xuất để tạo được lượng hàng hóa ổn định và tăng năng lực tiếp cận thị trường để giải quyết vấn đề tư thương ép giá hiện nay thông qua việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm và liên kết với các cơ sở tiêu thụ sản phẩm tại Huế và khu vực lân cận. Để làm được việc này, Hội cần sự hỗ trợ để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, vận hành tổ hợp tác và năng lực tiếp cận thị trường.

Sáng kiến về xây dựng Cơ sở sản xuất kinh doanh tinh bột nghệ: Cơ sở này vừa mới thành lập và bước đầu bước vào sản xuất kinh doanh với 5 thành viên đều là người dân tộc Cơ tu tại xã Thượng Nhật. Do thời vụ trồng tại địa phương vào tháng 4 và cho thu hoạch vào cuối năm nên Cơ sở gặp khó khăn trong thu mua nguyên liệu quanh năm. Hơn nữa, do tất cả thành viên đều là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp cận thị trường bên ngoài cũng là thách thức lớn. Để giải quyết những vấn đề này, Cơ sở cần được hỗ trợ để chủ động nguồn nghiên liệu quanh năm, nâng cao khả năng tổ chức và kết nối thị trường để sản xuất và kinh doanh có lãi.

Dự án đang tổ chức tuyển chọn các tư vấn để hỗ trợ kỹ thuật cho người dân 02 xã vùng dự án thực hiện tốt các hoạt động trên.

  1. Mục tiêu hoạt động
  • Tổ chức đánh giá và hỗ trợ thành viên của cơ sở sản xuất tinh bột nghệ, nhóm trồng chuối tiêu và thanh tiên, nhóm nuôi gà thảo dược và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nấm tại 2 xã vùng dự án xây dựng phương án tổ chức sản xuất và kinh doanh;
  • Thúc đẩy cộng đồng thực hiện tốt các hoạt động theo phương án đã xây dựng.
  1. Phương pháp tiếp cận:
  • Huy động tối đa sự tham gia của cán bộ xã, thôn và người dân trong tất cả các hoạt động;
  • Huy động sự tham gia của chính quyền tỉnh/huyện và doanh nghiệp quá trình thực hiện;
  • Kết nối với các đối tác liên quan trong tiêu thụ sản phẩm.
  1. Nhiệm vụ cụ thể: nhóm tư vấn làm việc với các nhiệm vụ cụ thể sau:
  • Đánh giá hiện trạng hoạt quản lý và sản xuất (tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ của sản phẩm, cách thức quản lý,..);
  • Hỗ trợ cộng đồng xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể cho từng doanh nghiệp/nhóm/cơ sở sản xuất;
  • Hỗ trợ doanh nghiệp/nhóm/cơ sở sản xuất trong quá trình thực hiện hoạt động theo phương án thống nhất;
  • Giám sát cộng đồng thực hiện phương án đã xây dựng;
  • Báo cáo định kỳ (1 lần/tháng) về tiến độ thực hiện;
  • Báo cáo tư vấn cuối kỳ dự án.

Tổng số công dự án chi trả: 16 công (4 công/sáng kiến x 4 sáng kiến)

  1. Thời gian thực hiện: từ 15/3 đến 15/11/2017
  2. Sản phẩm yêu cầu và thời gian bàn giao
  • Phương án sản xuất và kinh doanh (01 phương án/sáng kiến) có chữ ký của đại diện doanh nghiệp/nhóm/cơ sở sản xuất, chính quyền UBND xã và lãnh đạo CRD: trước 20/3/2017;
  • Các sản phẩm theo phương án thống nhất (ví dụ, nhãn hiệu, giấy đăng ký kinh doanh, quy trình sản xuất,…): trước 30/10/2017;
  • Báo cáo tư vấn thực hiện 04 sáng kiến trên (01 báo cáo/sáng kiến): trước 15/11/2017.
  1. Tổ chức quản lý
  • Tư vấn sẽ làm việc dưới sự ủy thác của CRD. Tư vấn liên lạc và báo cáo tới điều phối viên của dự án IA;
  • CRD cung cấp các thông tin và hỗ trợ kỹ thuật liên quan để tư vấn hoàn thành nhiệm vụ;
  • Tất cả sản phẩm giao nộp thuộc quyền sở hữu của CRD.
  1. Yêu cầu chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực
  • Trình độ đại học trở lên và có kiến thức liên quan đến kinh tế và nông nghiệp;
  • Am hiểu các vấn đề kinh tế – xã hội của địa phương thực hiện dự án;
  • Thái độ hợp tác, tôn trọng cộng đồng và các cơ quan đối tác liên quan;
  • Sử dụng thành thạo nhiều phương pháp để huy động sự tham gia của cộng đồng;
  • Kỹ năng truyền thông và thúc đẩy tốt;
  • Ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong phát triển cộng đồng, hỗ trợ phát triển sinh kế, kết nối thị trường và làm việc với người dân tộc thiểu số.
  1. Tuyển chọn tư vấn
  • Ứng cử viên được chọn dựa trên các tiêu chí sau:
  • Chất lượng kỹ thuật: 70% số điểm
  • Đề xuất tài chính: 30% số điểm
  • Hai giai đoạn đánh giá sẽ được thực hiện. Đánh giá chất lượng kỹ thuật sẽ được thực hiện trước đề xuất về giá thực hiện. CRD chỉ thực hiện đánh giá về giá đề xuất của các ứng viên có chất lượng kỹ thuật vượt quá 70% của 100 điểm.
  • Chỉ số đánh giá chất lượng kỹ thuật. Tổng số 100 điểm sẽ được phân bố như sau:
Tiêu chí Số điểm
Trình độ chuyên môn 30
Kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan 30
Kinh nghiệm làm việc với đối tác liên quan (lãnh đạo tỉnh, huyện, xã và cộng đồng) 20
Kỹ năng trình bày và thúc đẩy 20
  • Chỉ số đánh giá đề xuất tài chính. Đề xuất tài chính có giá trị thấp nhất được đánh giá là đạt 100, và căn cứ vào đó để đánh giá các đề xuất còn lại.
  1. Qui trình tuyền chọn:
  • Ứng cử viên quan tâm phải đề xuất
  • CVs, đề xuất kỹ thuật;
  • Đề xuất tài chính (cùng chữ ký) là kinh phí cho toàn bộ hoạt động đánh giá được thể hiện bằng Việt Nam Đồng. Lưu ý giá cho chuẩn bị đề xuất, thương thảo thảo hợp đồng kể cả đi lại không được tính trong giá trực tiếp thực hiện nhiệm vụ.
  • Thời hạn nhận hồ sơ: 10/3/2017
  1. Các lưu ý khác
  • Trong thời gian thực hiện hợp đồng, các tư vấn:
  • Chịu trách nhiệm về việc mua các loại bảo hiểm nghề nghiệp, y tế, tai nạn, đi lại và các khoản tương tự khác trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng tư vấn;
  • Chịu trách nhiệm trả các loại thuế như GTGT theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Bảo đảm chất lượng các kết quả đầu ra theo yêu cầu đã đề cập;
  • Dự án sẽ khấu trừ thuế TNCN trước khi trả kinh phí cho cá nhân thực hiện hợp đồng;
  • Đối với tư vấn là nhân viên làm toàn thời gian cho các cơ quan/tổ chức nào đó phải có thư chấp nhận và đồng ý cho nghỉ phép của tổ chức/cơ quan trong thời gian làm tư vấn.

Các cá nhân quan tâm vui lòng liên hệ đến Dự án VCSF2012.10:

Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD)

Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, thành phố Huế

Điện thoại: +54 3 529749;      Fax: +54 3 530000

Chúng tôi khuyến khích các cá nhân gửi hồ sơ trên file điện tử theo địa chỉ email:

thangtc@crdvietnam.org

Kính mời quý vị quan tâm đến vị trí tuyển dụng, xem chi tiết file đính kèm tại đây: ToR tuyen tu van ho tro hoan thien cac HTX, to san xuat

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x