1. Giới thiệu
Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD) được tài trợ bởi Quỹ sáng kiến khí hậu Quốc tế (IKI) thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế CHLB Đức (GIZ) để thực hiện dự án “ Nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Trung Việt Nam” tại xã A Roàng và xã Hồng Thượng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu chung của dự án là đa dạng sinh kế thông qua các thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở miền Trung Việt Nam. Các kết quả mong đợi bao gồm:
– Kết quả 1: Đồng bào DTTS nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu và các thực hành CSA phù hợp.
– Kết quả 2: Các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu được thí điểm và nhân rộng để tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
– Kết quả 3: Chuỗi giá trị sản phẩm của các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu được kết nối với thị trường.
– Kết quả 4: Mối quan tâm của cộng đồng đối với bảo vệ môi trường, thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tăng lên.
Một trong những hoạt động để đạt kết quả 2 là “nhân rộng mô hình chăn nuôi thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
Trung tâm cần tuyển dụng tư vấn có kinh nghiệm và năng lực để hỗ trợ kỹ thuật cho cộng đồng nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Mục tiêu của hoạt động
Hỗ trợ nhân rộng 36 mô hình chăn nuôi thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu trên địa bàn xã A Roàng và xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, cụ thể:
– 25 mô hình chăn nuôi lợn thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu;
– 10 mô hình chăn nuôi bò thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu;
– 1 mô hình nuôi giun quế.
3. Nhiệm vụ của tư vấn
Để thực hiện có hiệu quả và đạt được các mục tiêu nên trên, tư vấn được đề xuất thực hiện các công việc sau:
– Hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nhân rộng mô hình: căn cứ vào tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của dự án và danh sách các hộ nhân rộng mô hình chăn nuôi, tư vấn thực hiện hướng dẫn kỹ thuật cho 36 hộ hưởng lợi.
– Viết báo cáo kết quả hướng dẫn kỹ thuật: Sau khi kết thúc hoạt động nhân rộng mô hình, tư vấn viết báo cáo kết quả hướng dẫn kỹ thuật. Nội dung báo cáo bao gồm: (1) Giới thiệu về hoạt động nhân rộng các loại mô hình chăn nuôi; Phương pháp thực hiện; Kết quả hướng dẫn kỹ thuật; Đề xuất, kiến nghị để duy trì và phát triển các mô hình chăn nuôi.
4. Sản phẩm giao nộp
– 1 báo cáo kết quả hướng dẫn kỹ thuật nhân rộng các loai mô hình chăn nuôi thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
– 36 ảnh khác nhau về hoạt động hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ hưởng lợi.
5. Yêu cầu về chuyên môn năng lực của tư vấn
– Có bằng đại học trở lên chuyên ngành chăn nuôi, thú y.
– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm chỉ đạo kỹ thuật chăn nuôi bò, lợn.
– Có kinh nghiệm về tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân.
– Có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng dân tộc thiểu số.
– Am hiểu về tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
6. Phí tư vấn
CRD sẽ thỏa thuận với tư vấn về mức phí sau khi hồ sơ dự tuyển của tư vấn được CRD xét duyệt và lựa chọn. Định mức và tổng kinh phí tư vấn không vượt quá ngân sách được nhà tài trợ phê duyệt.
7. Hồ sơ dự tuyển
– Thư bày tỏ sự quan tâm.
– Lý lịch khoa học (CV) của tư vấn.
– Kế hoạch thực hiện.
– Đề xuất mức phí tư vấn.
Hồ sơ nộp đến Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung trước 17h00 ngày 28/6/2024 theo địa chỉ email: office@crdvietnam.org;
Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Bà Lê Thị Minh Hải theo số điện thoại: 0234 3529749 (số máy lẻ: 0) và email: hailtm@crdvietnam.org
Điều khoản tham chiếu chi tiết vui lòng xem tại đây.