ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Tiêu đề | Tuyển tư vấn nghiên cứu “Thực trang hoạt động của các tổ chức cộng đồng được thành lập theo chương trình xây dựng nông thôn mới” |
Tổ chức điều phối | Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) |
Địa điểm | Thừa Thiên Huế |
Thời gian thực hiện | Từ 01/05 – 30/09/2017 |
Hạn nộp hồ sơ | 25/4/2017 |
- Giới thiệu
Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD), trường Đại học Nông Lâm Huế đang triển khai Dự án “Nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế” do Đại sứ quán Ireland tài trợ. Dự án được thực hiện tại hai xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) và xã Thượng Nhật (huyện Nam Đông) là hai trong sáu xã điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế. Các mục tiêu của Dự án cụ thể như sau:
- Đổi mới công tác kế hoạch hoá (KHH) trong xây dựng nông thôn mới theo hướng tăng cường sự tham gia của người dân;
- Nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức Đoàn thể (TCĐT) địa phương trong giám sát thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM);
- Nâng cao nhận thức của công chúng, nhất là người dân địa phương về các vấn đề liên quan đến XDNTM.
Tổ chức cộng đồng bao gồm tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ, … được xem là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện dân chủ cơ sở và huy động nguồn lực của cộng đồng trong XDNTM. Tiêu chí thứ 13 trong số 19 tiêu chí XDNTM nêu lên yêu cầu về phát triển các tổ chức hợp tác. Trong thời gian qua, các địa phương trên cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã tiến hành thành lập nhiều tổ chức hợp tác. Tuy nhiên, hầu như các địa phương chỉ quan tâm nhiều đến việc thành lập nhưng chưa chú trọng đến việc hỗ trợ để các tổ chức này tồn tại và hoạt động. Kết quả là các tổ chức được thành lập ra vẫn còn rất hình thức, chạy theo thành tích và chưa phát huy được vai trò. Cần thực hiện nghiên cứu đánh giá “Thực trạng hoạt động của các tổ chức cộng đồng được thành lập theo chương trình XDNTM” nhằm xác định các vấn đề tồn tại và xây dựng các giải pháp cụ thể để phát triển các tổ chức này, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình XDNTM.
Để thực hiện tốt nghiên cứu này, dự án cần tuyển chọn một nhóm tư vấn trong nước có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học về lĩnh vực liên quan.
- Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức cộng đồng được thành lập theo chương trình XDNTM;
- Xây dựng các giải pháp cụ thể để phát triển bền vững các tổ chức này này, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình XDNTM;
- Đề xuất các hoạt động cụ thể hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế trong thực hiện các giải pháp phát triển các tổ chức cộng đồng trong XDNTM trong những năm tới.
- Phạm vi nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định lượng và đính tính. Nghiên cứu phải sử dụng phương pháp nghiên có sự tham gia và cần phải tham vấn với các bên liên quan như cơ quản quản lý địa phương tới các thành viên tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác,…;
- Nội dung nghiên cứu:
- Thực trạng của các tổ chức;
- Hiệu quả hoạt động của các tổ chức;
- Các yếu tố tác động đến tính bền vững;
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững các tổ chức.
- Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/05 – 30/09/2017.
- Nhiệm vụ của nhóm tư vấn:
- Giai đoạn chuẩn bị:
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan trước khi thực hiện nghiên cứu tại thực địa. Các tài liệu tối thiểu cần nghiên cứu bao gồm: Các văn bản/chính sách và kết quả liên quan đến CTXDNTM của TW và địa phương; Các văn bản/chính sách và kết quả hoạt động của của các tổ chức cộng đồng (hợp tác xã, tổ hợp tác,..); Các tài liệu nghiên cứu liên quan, …;
- Chuẩn bị và nộp bản đề xuất nghiên cứu, trong đó mô tả rõ về: Mục tiêu nghiên cứu; Nội dung nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Vùng nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu; Công cụ và nguồn lực cho nghiên cứu (nhân lực, vật lực, kinh phí.v.v.); Kế hoạch thực hiện chi tiết;…;
- Chỉnh sửa bản Đề xuất nghiên cứu và các tài liệu liên quan theo yêu cầu của CRD (nếu có).
- Giai đoạn đánh giá tại địa bàn dự án:
- Tổ chức nghiên cứu tại địa bàn nghiên cứu theo nội dung và kế hoạch thống nhất giữa nhóm Tư vấn và CRD;
- Phối hợp chặt chẽ với các đối tác liên quan (Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, …) trong quá trình nghiên cứu;
- Thường xuyên cập nhật tiến độ và trao đổi những vấn đề phát sinh (nếu có) với CRD trong quá trình nghiên cứu.
- Giai đoạn báo cáo:
- Nộp bản thảo báo cáo nghiên cứu cho CRD trong vòng 30 ngày sau khi hoạt động nghiên cứu tại thực địa hoàn thành. CRD sẽ gửi bản thảo cho các bên liên quan đóng góp ý kiến và gửi phản hồi/yêu cầu bổ sung/điều chỉnh tới nhóm tư vấn nghiên cứu sau 10 ngày. Tất cả các ý kiến đóng góp có thể được tiếp thu chỉnh sửa hoặc bác bỏ. Trong trường hợp bác bỏ ý kiến đóng góp, Nhóm tư vấn nghiên cứu cần đưa ra được lý do giải thích cho việc bác bỏ ý kiến đó;
- Trên cơ sở các ý kiến góp ý, nhóm tư vấn hoàn thiện báo cáo và nộp bản chính thức bằng tiếng Việt cho CRD trong thời hạn nghiên cứu;
– Nhóm tư vấn viết bản kiến nghị chính sách về kết quả nghiên cứu và các giải pháp phát triển bền vững các tổ chức cộng đồng trong XDNTM để gửi đến các cơ quan liên quan trong tỉnh Thừa Thiên Huế, như Sở KH-ĐT, Sở Nông nghiệp và PTNT và Ban điều phối Chương trình XDNTM và UBND các huyện.
- Sản phẩm yêu cầu và thời gian bàn giao
- Đề cương nghiên cứu chi tiết, bộ công cụ nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu: chậm nhất là ngày 10/05/2017
- Báo cáo nghiên cứu: trước 20/09/2017
- Bản kiến nghị chính sách về kết quả nghiên cứu: trước 30/09/2017
- Tổ chức quản lý
- Tư vấn được tuyển sẽ làm việc như là trưởng nhóm để điều phối hoạt động nghiên cứu. Các tư vấn phải liên lạc và báo cáo tới điều phối viên của dự án IA.
- Tất cả sản phẩm giao nộp thuộc quyền sở hữu của CRD.
- Yêu cầu hồ sơ và quy trình tuyển chọn
- Bộ hồ sơ dự thầu bao gồm các tài liệu, văn bản sau đây:
- Đề xuất kỹ thuật có chữ ký của đại diện nhóm;
- Đề xuất tài chính: là kinh phí cho toàn bộ hoạt động đánh giá được thể hiện bằng Việt. Lưu ý giá cho chuẩn bị đề xuất, thương thảo thảo hợp đồng kể cả đi lại không được tính trong giá trực tiếp thực hiện nhiệm vụ.
- CVs nhóm tư vấn: bao gồm trưởng nhóm nghiên và các thành viên tham gia
- Thời hạn nhận hồ sơ: 25/04/2017
- Quy trình và tiêu chí tuyển chọn
CRD sẽ thành lập 01 Ban đánh giá để lựa chọn các ý tưởng nghiên cứu dự thầu. Các tiêu chí để chọn ý tưởng nghiên cứu gồm có 03 nhóm tiêu chí chính như sau:
- Đề xuất kỹ thuật: thang điểm tối đa 60 điểm
- Hội đồng tuyển chọn sẽ đánh giá đến tính khoa học và phù hợp của đề xuất dự thầu với tổng thể ý tưởng của dự án;
- Tính hoàn thiện của ý tưởng, chất lượng và tính khả thi của đề xuất về nội dung nghiên cứu, phương pháp luận nghiên cứu, tổ chức thu thập thông tin, …;
- Chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể, rõ ràng và khả thi dễ dàng thu thập, đó đếm và phân tích;
- Tính sáng tạo, hướng đi mới cho các nghiên cứu tiếp theo, ý tưởng mới cho dự án giai đoạn kế tiếp;
- Kế hoạch nghiên cứu cụ thể.
- Năng lực của nhóm nghiên cứu: thang điểm tối đa 20 điểm
- Trình độ chuyên môn liên quan đến phát triển nông thôn và nông nghiệp;
- Kinh nghiệm trong nghiên cứu đánh giá ở lĩnh vực liên quan;
- Kỹ năng và kinh nghiệm làm việc với đối tác liên quan;
- Ít nhất trên 05 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến phát triển nông thôn;
- Có các bài báo khoa học xuất bản trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước về những nội dung có liên quan đến kêu gọi nghiên cứu này.
- Đề xuất tài chính: thang điểm tối đa 20 điểm
- Đề xuất tài chính có giá trị thấp nhất được đánh giá là đạt 20 điểm và căn cứ vào đó để đánh giá các đề xuất còn lại.
Các thành viên trong Hội đồng tuyển chọn sẽ chấm điểm độc lập, sau đó sẽ tổng hợp thông tin và chọn đề tài nghiên cứu dự thầu có điểm cao nhất.
- Giá trị gói thầu trọn gói: Tối đa 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), bao gồm kinh phí cho tư vấn (công, ăn, ở, đi lại,…), kinh phí tổ chức nghiên cứu thực địa, ….
- Các lưu ý khác: Trong thời gian thực hiện hợp đồng, các tư vấn:
- Chịu trách nhiệm về việc mua các loại bảo hiểm nghề nghiệp, y tế, tai nạn, đi lại và các khoản tương tự khác trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng tư vấn;
- Chịu trách nhiệm trả các loại thuế như GTGT theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Bảo đảm chất lượng các kết quả đầu ra theo yêu cầu đã đề cập;
- Dự án sẽ khấu trừ thuế TNCN trước khi trả kinh phí cho cá nhân thực hiện hợp đồng.
Các cá nhân quan tâm vui lòng liên hệ đến Dự án VCSF2012.10:
Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD)
Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, thành phố Huế
Điện thoại: +54 3 529749; Fax: +54 3 530000
Chúng tôi khuyến khích các cá nhân gửi hồ sơ trên file điện tử theo địa chỉ email: thangtc@crdvietnam.org
Mời quý vị tải file đính kèm để xem chi tiết: ToR tuyen tu van nghien cuu.final