Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

 

Tiêu đề Tuyển tư vấn thực hiện hoạt động xây dựng và thể chế hóa “Quy trình thực hiện mô hình Thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong Ban giám sát cộng đồng

Mã hoạt động: 3.7

Địa điểm thực hiện Miền Trung Việt Nam (dự kiến tại 2 xã ở Quảng Trị và TT Huế)
Tổ chức điều phối Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD)
Thời gian thực hiện Từ 15/5 đến 30/12/2020
Hạn nộp hồ sơ 30/4/2020

 

  1. Giới thiệu

Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD), trường Đại học Nông Lâm Huế đang triển khai dự án “Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em” do tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (SCI) tài trợ. 5 tỉnh miền Trung, bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Dự án có các mục tiêu sau:

  • Nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác của các tổ chức xã hội về Quản trị quyền trẻ em
  • Nâng cao nhận thức và năng lực cho cha mẹ, người làm công tác trẻ em, giáo viên và trẻ em về những vấn đề liên quan đến Quyền trẻ em
  • Tăng cường thực thi quyền trẻ em và Phòng chống Trừng phạt thể chất tinh thần đối với trẻ em
  • Tăng cường kết nối và chia sẻ giữa các thành viên Nhóm hợp tác QTQTE miền Trung.

 Từ năm 2017, dự án đã hỗ trợ nâng cao năng lực và kỹ năng liên quan đến quản trị quyền trẻ em cho các tổ chức xã hội tại miền Trung. Đồng thời, thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong các vấn đề liên quan trực tiếp đến trẻ em thông qua mô hình Câu lạc bộ trẻ em, đối thoại và truyền thông tại cộng đồng và trường học. Trong thời gian tới, nhằm thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong quản trị địa phương tốt, CRD dự kiến sẽ xây dựng quy trình và thực hiện mô hình thí điểm về Thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong Ban giám sát cộng đồng (dự kiến tại 1 xã ở Quảng Trị và 1 xã ở TT Huế). Trên cơ sở đó sẽ thúc đẩy để thể chế hóa sự tham gia của trẻ em trong Ban giám sát cộng đồng ở các địa phương. Để làm được điều này, CRD cần tuyển chọn một Tư vấn có chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm phù hợp để xây dựng “Quy trình thực hiện mô hình Thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong Ban giám sát cộng đồng cũng như hỗ trợ các cơ quan chính quyền địa phương triển khai mô hình thí điểm và thể chế hóa để nhân rộng mô hình này.

  1. Mục tiêu hoạt động:
  • Xây dựng Quy trình thực hiện mô hình “Sự tham gia của trẻ em trong Ban Giám sát cộng đồng, cùng với phương pháp và các công cụ cần thiết cho quá trình thực hiện mô hình
  • Thực hiện thí điểm mô hình tại hai địa phương thuộc miền Trung
  • Phối hợp với HĐND huyện vùng dự án (dự kiến tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) hoàn thiện cũng như ban hành văn bản công nhận và văn bản quy định sự tham gia của trẻ em trong Ban giám sát cộng đồng
  1. Kết quả mong đợi :
  • Một quy trình thực hiện mô hình Sự tham gia của trẻ em trong Ban Giám sát cộng đồng được xây dựng, bao gồm, nhưng không hạn chế, các nội dung chính sau:
  • Trình bày rõ các cơ sở lí luận, khái niệm, mục đích, các bên liên quan, điều kiện tiên quyết, sự cần thiết cho sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động xã hội nói chung và trong giám sát cộng đồng nói riêng
  • Hướng dẫn cụ thể các phương pháp triển khai từng bước trong quy trình, kèm theo các công cụ sử dụng trong từng bước đó và các chỉ số để giám sát, đánh giá quá trình thực hiện
  • Quy trình phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhiều hình ảnh hoặc ví dụ minh họa để dễ áp dụng
  • Hoạt động thí điểm xây dựng mô hình được thực hiện thành công, trên cơ sở đó đưa ra các bài học kinh nghiệm để nhân rộng mô hình Sự tham gia của trẻ em trong Ban Giám sát cộng đồng đến các địa phương khác.
  • Văn bản quy định sự tham gia của trẻ em Ban giám sát cộng đồng được HĐND huyện vùng dự án ban hành
  1. Nhiệm vụ cụ thể:
  • Nghiên cứu các tài liệu liên quan: Luật, nghị định và các tài liệu liên quan đến giám sát và đánh giá sự tham gia của trẻ em, trong đó có các tài liệu của Tổ chức Cứu trợ trẻ em
  • Xây dựng và hoàn thiện quy trình thực hiện mô hình Sự tham gia của trẻ em trong Ban Giám sát cộng đồng
  • Hỗ trợ cán bộ dự án và đối tác tại địa phương thí điểm thực hiện mô hình Sự tham gia của trẻ em trong Ban Giám sát cộng đồng tại hai địa phương thuộc địa bàn dự án ở miền Trung
  1. Thời gian thực hiện: Từ 15/5 đến 30/12/20200
  2. Tổ chức quản lý:
  • Tư vấn sẽ trực tiếp làm việc với và chịu sự giám sát của điều phối viên dự án “Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em” của CRD.
  • CRD sẽ cung cấp các thông tin liên quan và hỗ trợ kỹ thuật để tư vấn hoàn thành nhiệm vụ.
  • Tất cả sản phẩm giao nộp thuộc quyền sở hữu của CRD.
  1. Yêu cầu chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực:
  • Có chuyên môn trong lĩnh vực quản trị, xã hội học và/hoặc các chuyên ngành phù hợp với nội dung và phạm vi công việc
  • Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực liên quan đến quyền trẻ em
  • Có kinh nghiệm xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
  1. Tuyển chọn tư vấn:
  • Ứng viên được chọn dựa trên các tiêu chí sau:
  • Chất lượng của đề xuất kỹ thuật: 70% số điểm
  • Đề xuất tài chính: 30% số điểm
  • Quá trình đánh giá, tuyển chọn tư vấn được sẽ được thực hiện qua 2 giai đoạn: Đề xuất kỹ thuật sẽ được đánh giá trước; các ứng viên có điểm đánh giá kỹ thuật từ 70/100 điểm sẽ tiếp tục được đánh giá về tài chính.
  • Tiêu chí đánh giá chất lượng kỹ thuật. Tổng số 100 điểm sẽ được phân bố như sau:
Tiêu chí Số điểm
1. Lý lịch khoa học (CVs) 50
– Trình độ chuyên môn trong lĩnh vực quản trị, xã hội học và/hoặc các chuyên ngành phù hợp với nội dung và phạm vi công việc 20
– Kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực liên quan đến quyền trẻ em 20
– Kinh nghiệm xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật 10
2. Đề xuất kỹ thuật: 50
Có đề cương Quy trình cụ thể 40
Đề xuất thực hiện nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể 10
  • Đánh giá về đề xuất tài chính: Tư vấn có đề xuất tài chính thấp nhất, trong số các tư vấn có đề xuất kỹ thuật đạt chuẩn (trên 70 điểm) sẽ được chọn để thực hiện hoạt động này.
  1. Phí tư vấn:

CRD sẽ thỏa thuận với tư vấn về mức phí sau khi hồ sơ dự tuyển của tư vấn được CRD xét duyệt và lựa chọn. Định mức và tổng kinh phí tư vấn không vượt quá ngân sách được nhà tài trợ phê duyệt.

  1. Các lưu ý khác:

Trong thời gian thực hiện hợp đồng, bên tư vấn phải thực hiện các điểm sau:

  • Bản quyền Quy trình này này thuộc sở hữu của CRD. Tư vấn không được công bố cho mục đích thương mại hay sử dụng cho mục đích riêng khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của CRD.
  • Chịu trách nhiệm về việc mua các loại bảo hiểm nghề nghiệp, y tế, tai nạn, đi lại và các khoản tương tự khác trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng tư vấn.
  • Chịu trách nhiệm trả thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Bảo đảm chất lượng các kết quả đầu ra theo yêu cầu đã đề cập.
  • CRD sẽ khấu trừ thuế TNCN trước khi trả kinh phí cho cá nhân thực hiện hợp đồng.
  1. Cách nộp hồ sơ:

Các cá nhân và tổ chức quan tâm vui lòng gửi:

  • Email bày tỏ sự quan tâm
  • Lý lịch khoa học (CVs) của tư vấn
  • Bản đề xuất thực hiện nhiệm vụ, bao gồm bản đề cương của quy trình thực hiện mô hình
  • Bản đề xuất tài chính.

đến Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD), trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, trước ngày 30/4/2020 theo địa chỉ email: anhdl@crdvietnam.org (Bà Đặng Lan Anh), cc: hailm@crdvietnam.org (Bà Lê Thị Minh Hải); Điện thoại: 0234 3529749; Số máy lẻ: 108.

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Bà Đặng Lan Anh,

Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD)

Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, thành phố Huế

Điện thoại: 0935369963         Email: anhdl@crdvietnam.org

Kính mời quý vị và các bạn quan tâm vị trí tuyển dụng tải file điều khoản tham chiếu ngay tại đây: 3.7_ToR the che hoa su tham gia cua tre em trong Ban giam sat cong dong_final post