Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

“Thành lập tổ sản xuất, các chị em có thể ngồi lại trò chuyện với nhau cây gừng của chị phát triển thế nào, gừng của em ra sao chị cũng được học hỏi được nhiều điều bổ ích. Nếu bội thu thì củ gừng có cay nhưng với chị em trồng gừng thì vị vẫn… ngọt”, chị Trần Thị Bắp (người Cơ Tu, 34 tuổi, thôn 3, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) một thành viên của nhóm phụ nữ sản xuất gừng trong bao chia sẻ.

Niềm vui được mùa
Chị Bắp trong niềm vui được mùa

Chữ nghèo đeo đẳng

Năm 2012, chị Bắp trồng gần 0,5 ha cao su. Để lấy ngắn nuôi dài, chị Bắp có trồng xen cây sắn  trong thời kỳ cây cao su còn nhỏ dù biết giá trị của cây sắn không cao, giá cả luôn bấp bênh. Kế sinh nhai của 5 miệng ăn một gia đình và tiền học hành của các con luôn trông chờ vào sự hỗ trợ từ phía chính quyền và các tổ chức phi lợi nhuận.

Đất sản xuất  lương thực ít và bạc màu,  cũng như người dân thôn 3, chị Bắp chỉ biết gieo ngô và trồng sắn. Tuy nhiên,  những năm qua  sắn rớt giá thê thảm, ngô cho năng suất thấp nên cái nghèo luôn hằn sâu vào tâm trí chị.

Cũng như bao nhiêu gia đình khác ở xã Thượng Nhật, gia đình chị Bắp loay hoay với bài toán làm gì và làm như thế nào để có thể có thu nhập đảm bảo cuộc sống, một tiêu chí quan trọng  trong chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

Muốn vươn lên thay đổi

Dự án “Nâng cao hiệu quả trong xây dựng Nông thôn mới tại tỉnh TT- Huế” do Đại sứ quản Ailen tài trợ đã mang đến những tia hy vọng đổi đời cho gia đình chị Bắp. Với sự tư vấn của Trung tâm Phát triển Nông thôn (PTNT) miền Trung, chị cùng với 9 chị em khác trong thôn bàn nhau phát triển cây gừng trong bao, một cây trồng truyền thống tại địa phương, để tận dụng  đất dưới tán cây trong vườn nhà (cao su, chuối, keo, mít,…) . .

Tin tưởng vào sự hỗ trợ của dự án vê  kỹ thuật sản xuất, đặc biệt là sự hướng dẫn tại vườn nhà về cách làm gừng qua các giai đoạn gừng sinh trưởng, cùng quyết tâm lớn, các chị trong nhóm đã đóng hơn 2 triệu đồng/hộ mua giống và phân NPK phát triển sản xuất.

Đồng tiền chị Bắp đổ vào 2000 bao gừng là tiền chị vay mượn nên chị càng quyết tâm làm ngày làm đêm, lo lắng cho cây phát triển không tốt sẽ uổng công, mất tiền. Chị nhớ lại những ngày đầu: “Trồng gừng trong bao đòi hỏi phải có lượng phân chuồng và trấu lớn (3-4 tấn/hộ). Để có được nguyên liệu này, chị phải đến nhà bà con ở xã bên để xin phân và trấu, mất 4-5 ngày liền.”Có được nguyên liệu và  được cung cấp giống rồi ban ngày chị Bắp trộn đất, đêm đến cho đất vào bao, làm quần quật mà vẫn thấy vui. Nhiều người đã xầm xì bảo: lần đầu tiên thấy chị hăng hái như vậy rồi họ cứ xì xào làm gì mà khổ vậy. Chị  không  quan tâm và  càng làm để chứng minh cho họ thấy chị có thể có thu nhập cao nếu làm việc hăng say.

Hiện, cây gừng đang phát triển tốt và  sắp vào thời gian thu hoạch, chị Bắp nói: “Nếu gừng bán được giá, 2000 bao gừng của chị sẽ thu nhập khoảng 15 triệu. Chị sẽ sử dụng tiền này mua sắm trong gia đình, đóng học phí cho con và tiếp tục đầu tư trồng gừng. Chị cũng sẽ hỗ trợ các chị em khác trong thôn về kỹ thuật giao trồng và  giống gừng để có nhiều hộ thu nhập cao hơn.”

Ông Trần Đình Khởi chủ tịch UBND xã Thượng Nhật nhìn nhận: “Chưa bao giờ bà con ở Thượng Nhật làm việc tích cực như vậy khi sản xuất. Đây là một sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong nhận thức của người dân mà trước nay chưa từng có. Nếu mô hình tổ sản xuất gừng trong bao liên kết  các đại lý và có đầu ra ôn định,   UBND xã sẽ thúc đẩy nhân rộng mô hình tớii các hộ khác trong xã”.

Lần đầu tiên trồng gừng trong bao, các chị phấn khởi khi các thương lái đã đặt vấn đề với mong muốn bao tiêu sản phẩm đầu ra lâu dài. Tuy nhiên, chị Bắp cùng các hộ khác vẫn đang xem xét để chọn một đầu ra xứng đáng với công sức của mình.

 IMG_9395

DSC_0091
Vườn gừng trong bao nhà chị Bắp trước và sau khi trồng

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x